Đăng ký

[Cánh diều] Soạn văn lớp 6 bài Điều không tính trước

Điều không tính trước là trích đoạn truyện ngắn về những người bạn chơi thân từ hiểu lầm cho đến sự hòa giải bất ngờ. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn lớp 6 Điều không tính trước dưới đây.

I. Chuẩn bị 

  • Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

  • Đọc trước truyện Điều không tính trước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

  • Về tác giả Nguyễn Nhật Ánh:

  • Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7/7/1955, quê ở Quảng Nam. Ông được coi là tác giả viết truyện thiếu niên thành công nhất với hơn 100 tác phẩm mọi thể loại.

  • Tên tuổi của ông gắn liền với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng và nhiều trong số đó đã được chuyển thể thành phim như: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Còn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Chú bé rắc rối, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,... 

  • Truyện của Nguyễn Nhật Ánh được tái bản liên tục và luôn nhận được sự quan tâm, chờ mong của các độc giả yêu thích giọng văn của ông.\

  • Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm từ 1975 đến 1995 qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc. Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

II. Đọc hiểu

Câu hỏi : Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất giúp cho câu chuyện được kể sinh động hơn do người kể trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện.

Câu hỏi: Tình huống dẫn đến ý định " đánh nhau" là gì?

Tình huống dẫn đến ý định " đánh nhau" là: bàn thắng của đội “tôi” không được Nghi - đội bạn công nhận và cho là đã chơi gian nên nhân vật “tôi” vô cùng tức tối, và muốn trả thù Nghi.

Câu hỏi: Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật " tôi"

Qua lời đối thoại của hai nhân vật “tôi” và Phúc, có thể cho ta thấy nhân vật “tôi” là người rất hiếu chiến và không muốn bị thiệt về mình.

Câu hỏi: So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

Dự tính ban đầu của nhân vật “tôi” là cùng với Phúc chặn đánh Nghi nhưng không ngờ là Nghi lại cho “tôi” mượn sách và mời đi xem phim cùng.

Câu hỏi : Tranh minh họa cho chi tiết sự việc gì trong truyện?

Tranh minh học sự việc nhân vật “tôi” cùng Phước giăng bẫy chờ đánh phủ đầu Nghi.

Câu hỏi: Trong phần (4), điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Điều khiến người đọc hồi hộp là nhân vật Phước không nhận ra được ám hiệu và vẫn đánh Nghi như dự định.

Câu hỏi : Qua phần (4), em thấy Nghi là người như thế nào?

Em thấy Nghi là người thẳng tính, bộc trực nhưng tốt bụng, rộng lượng với bạn bè.

Câu hỏi: Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

  • Lá lành đùm lá rách.

  • Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

III. Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1: Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính được

Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật:

Tôi mới cầm tờ giấy nhám lên thì thằng Phước tới. Tôi nói:

  • Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không? (Lời của người kể chuyện)

Phước tỏ vẻ đắn đo:

  • Đánh nhau ấy à? (Lời của nhân vật)

Tôi khích:

  • Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được! (Lời của người kể chuyện)

Câu hỏi 2: " Điều không tính trước" trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào?

  • “Điều không tính trước” trong câu chuyện là sự việc hai nhân vật “tôi” và Phước muốn rủ nhau đi đánh chặn Nghi nhưng sau đó lại kết thúc bằng việc cả ba đi xem phim vui vẻ cùng nhau.

  • Em thấy nhân vật Nghi là người thẳng tính, bộc trực nhưng tốt bụng, rộng lượng với bạn bè.

Câu hỏi 3: Nhân vật " tôi" trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết ( hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật " tôi"

  • Nhân vật người tôi là người rất nóng tính, hiếu chiến nhưng biết nhìn nhận ra vấn đề đúng sai và thay đổi.

  • Chi tiết mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật " tôi":

  • Lời nói: “Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay”

  • Hành động: lục tìm vũ khí để đánh nhau, rủ rê Phúc tham gia cùng mình.

  • Suy nghĩ: bàn tính kế hoạch chi tiết để đánh úp Nghi.

Câu hỏi 4: Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện ( phần 4)

Điều tạo nên sự hấp dẫn là cả ba nhân vật không đánh nhau mà làm hòa và cùng nhau đi xem phim một cách vui vẻ.

Câu hỏi 5: Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?

  • Theo em, qua câu chuyện tác giả muốn ca ngợi tính cách chính trực, thẳng thắn, rộng lượng, bao dung với bạn bè. Đồng thời cũng phê phán tính nhỏ nhen, ích kỷ, hiếu chiến, luôn cho mình hơn người khác.

  • Điều khiến em thấm thía nhất là trước khi làm bất cứ điều gì phải suy nghĩ thật thấu đáo nếu không sẽ vô tình làm mất những điều quý giá. 

Câu hỏi 6: Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ”

Trong đoạn kết chuyện, tác giả muốn đề cao tình cảm bạn bè, tình đoàn kết và đồng lòng. Chính sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong gian khổ sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ và vượt qua được mọi khó khăn.

Đó là cách soạn văn lớp 6 bài Điều không tính trước trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào