[Cánh Diều] Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
[Cánh Diều] Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng là câu chuyện về bài học “ở hiền gặp lành” và “tham thì thâm”. Tại sao trong cùng một văn bản lại chứa đựng hai thông điệp trái ngược nhau như vậy? Cùng nhau soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để hiểu rõ hơn.
Soạn văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đọc hiểu văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Chi tiết miêu tả hoàn cảnh và cách sống của ông lão đánh cá?
- Ông lão sống cùng vợ trong một túp lều ven bờ biển, làm nghề đánh cá
- Ông lão thả cá vàng mà không đòi hỏi bất cứ điều gì mặc dù hoàn cảnh của ông không khá mấy
2. Yêu cầu lần thứ nhất của người vợ và cảnh biển
- Lần đầu, người vợ đòi một cái máng cho lợn ăn.
- Lúc này, biển êm ả gợn sóng
3. Ở lần thứ hai, đòi hỏi và thái độ của người vợ có gì khác? Cảnh biển như thế nào?
- Lần thứ hai, mụ vợ quát to hơn, bà đòi một cái nhà rộng
- Lúc này, biển đã nổi sóng
4. Tìm câu văn cho biết đòi hỏi và thái độ mới của vợ ông lão? Cảnh biển có thay đổi gì?
- “Đồ ngu! Ngốc sao mà ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.”
- Lúc này, biển đã nổi sóng dữ dội.
5. Người vợ lại đòi hỏi gì và thái độ đối với ông lão?
- Người vợ lại đổi ý, không muốn làm nhất phẩm phu nhân nữa mà đòi làm nữ hoàng
- Ngoài có đòi hỏi quá đáng, bà còn tát vào mặt ông lão, quát mắng với những lời nói nặng nề nhất.
6. Vợ ông lão lại muốn làm gì? Lúc này, cảnh mặt biển như thế nào?
- Vợ ông lão muốn làm Long Vương để cá vàng hầu hạ mụ suốt đời
- Lúc này, biển đã nổi cơn dông tố kinh khủng, mặt biển nổi sóng ầm ầm
7. Tranh minh họa nói lên điều gì?
Bức ảnh cho thấy mọi thứ mà cá vàng cho bà lão trước đây đã biến mất, ngay cả cái máng lợn cũng không có. Ông lão vô cùng hoảng hốt còn bà lão thì buồn rầu và bực nhọc.
Soạn văn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Trả lời câu hỏi bài soạn Ông lão đánh cá và con cá vàng Cánh Diều
1. Các sự kiện diễn ra trong văn bản
Phần | Vợ ông lão đánh cá | Ông lão đánh cá | Biển |
2 | Cái máng lợn ăn | nghe theo ra biển | gợn sóng êm đềm |
3 | Một cái nhà rộng | ra biển | biển nổi sóng |
4 | Nhất phẩm phu nhân | lóc cóc ra biển | biển nổi sóng dữ dội |
5 | Nữ hoàng | ông lão bị bắt quét dọn chuồng ngựa | biển nổi sóng mù mịt |
6 | Long Vương | ông lão bị đánh, bị mắng vẫn tìm ra biển | biển nổi sóng ầm ầm |
2. Qua bảng trên, tính cách của vợ ông lão và ông lão hiện lên như thế nào?
- Vợ ông lão: Mỗi lần, mụ lại giận dữ hơn, đòi hỏi quá đáng hơn, cho thấy mụ ta là người có “lòng tham vô đáy” hay “được voi đòi tiên”.
- Ông lão: qua mỗi lần vợ ông ta nổi cơn thịnh nộ, ông vẫn giữ nguyên thái độ bình tĩnh, hiền lành, không nói một lời nào.
3. Sự thay đổi của cảnh biển có ý nghĩa gì?
- Biển thay đổi mỗi lúc một dữ dội hơn như một lời đáp lại với những đòi hỏi quá đáng của bà vợ ông lão đánh cá.
4. Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
- Nếu lòng tham vô đáy thì ngay cả lòng tốt của người khác cũng không đáng nhận dù chỉ một chút. Như bà lão đã mất hết tất cả thậm chí cả cái máng lợn ăn.
5. So sánh truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng với chuyện cổ tích dân gian
- Giống nhau: có yếu tố kì ảo, xây dựng kiểu nhân vật giống nhau
- Khác: cái kết
+ Truyện dân gian Việt Nam có kết có hậu đối với nhân vật chính
+ Truyện của Pu-skin không trừng phạt kẻ xấu cũng không có hậu cho nhân vật chính.