[Cánh Diều] Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ- văn 6 mới
[Cánh Diều] Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ- văn 6 mới
Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ một anh đội viên đã có cơ hội làm việc với Bác viết lại một đêm vô tình thấy Bác thức trắng. Cùng nhau soạn bài Đêm nay Bác không ngủ để biết thêm các giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác giả muốn truyền đạt.
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ hay nhất
Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ
1. Tác dụng của các từ láy trong khổ 2
- Các từ láy được sử dụng trong khổ 2: trầm ngâm, xơ xác, lâm thâm
- Tác dụng: Vừa có tác dụng hiệp vần trong khổ thơ vừa giúp hình ảnh thơ trở nên gợi hình gợi cảm.
2. Biện pháp tu từ trong câu số 11 và tác dụng
Câu thơ “Người Cha mái tóc bạc” là phép tu từ hoán dụ: lấy đặc điểm của sự vật hiện tượng để gọi tên sự vật hiện tượng
Tác dụng: Nhấn mạnh rằng người cha của dân tộc đã già rồi, mái tóc không còn xanh như ngày nào, vì lo nghĩ cho đất nước cho nhân dân mà tóc dần bạc đi
3. Tác dụng của dấu gạch đầu dòng
- Hai câu là lời đối thoại giữa Bác và tác giả
+ “Bác ơi! Bác chưa ngủ?” là câu hỏi mà tác giả hỏi Bác Hồ
+ “Chú cứ việc ngủ ngon” là lời đáp của Bác
- Tác dụng: Kể lại câu chuyện bằng lời thơ.
4. Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” thể hiện hình ảnh Bác như thế nào?
- Đinh ninh và phăng phắc giúp em thấy hình ảnh Bác đang rất tập trung, ngồi im lặng suy nghĩ về đất nước.
5. Khổ thơ thể hiện tâm trạng của ai?
- Khổ thơ thể hiện tâm trạng của anh bộ đội
6. Cách gieo vần của hai khổ thơ cuối?
- Vần lưng, vần chân và vần đầu (Bác - Bác, hồng - mông, Bác (60)-Bác(61), tình-Minh)
Trả lời câu hỏi trong bài soạn đêm nay Bác không ngủ Cánh Diều
1. Các nhân vật trong bài thơ? Hoàn cảnh? Kể lại bằng ngôn ngữ tự sự?
- Nhân vật: Bác và anh bộ đội
- Hoàn cảnh: 1 đêm Bác không ngủ, còn anh bộ đội thì giật mình và vô tình thấy Bác còn thức
- Ngôi thứ nhất: Đêm đó một cơn gió lạnh làm tôi chợt thức giấc. Tôi hoảng hốt khi nhìn thấy Bác vẫn còn ngồi bên bếp lửa. Hình ảnh thân thương canh bếp lửa cho bộ đội ngủ. Rồi Bác đứng dậy rón rén đi vén chăn cho đồng đội tôi sợ họ lạnh. Đến tôi, tôi khẽ:
- Bác chưa ngủ ạ?
- Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai đi đánh giặc - Bác đáp
Bóng lưng của Bác cao lớn và ấm áp, tôi chìm vào giấc ngủ. Một lúc sau, những cơn gió rừng lại rít lên, tôi hốt hoảng khi Bác vẫn ngồi đó, im phăng phắc như tượng. Tôi lại hỏi, Bác trả lời:
- Chú cứ việc ngủ yên mai còn đi đánh giặc. Bác ngủ không yên lòng, lo cho những chú đang ngủ ngoài rừng lạnh lẽo…
Tôi nghe vậy, chạnh lòng. Từ khi ấy, tôi cũng không ngủ được, nằm lặng lẽ nhìn người cha già của dân tộc bên bếp lửa đang bập bùng.
2. Các chi tiết cho thấy tình cảm của Bác đối với bộ đội
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ
- Canh bếp lửa cho bộ đội ấm
- Vén chăn cho bộ đội
- Khuyên anh bộ đội cứ ngủ yên
- Lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng: Đây là chi tiết làm em cảm động nhất. Vì Bác thương, Bác lo đến nỗi mất ngủ.
3. Chi tiết cho thấy anh đội viên dành tình cảm cho Bác
- Anh nhìn Bác, càng nhìn lại càng thương
- Anh hỏi Bác sao chưa ngủ
- Anh nằm sợ Bác ốm, lòng anh bề bộn: Em thích nhất chi tiết này vì ở chi tiết này, sau khi anh đã hỏi Bác sao không ngủ, nhưng không có cách nào khuyên Bác đi ngủ được, chỉ còn cách nằm lo cho sức khỏe của Bác.