Đăng ký

[Cánh Diều] Soạn bài Cô bé bán diêm- Ngữ văn 6 mới

[Cánh Diều] Soạn bài Cô bé bán diêm

       Cô bé bán diêm là câu chuyện nổi tiếng của An - đéc - xen kể về những giấc mơ, những suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ trong đêm giao thừa. Cùng nhau soạn bài Cô bé bán diêm để hiểu rõ hơn về nội dung và thông điệp mà câu chuyện muốn truyền tải.

 Soạn bài Cô bé bán diêm- CungHocVui

Soạn bài Cô bé bán diêm

Đọc hiểu văn bản: Cô bé bán diêm ngữ văn 6 Cánh Diều

1. Những chi tiết thể hiện thời gian và địa điểm cô bé xuất hiện

“Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối” là câu văn mở đầu, giới thiệu hoàn cảnh của nhân vật.

2. Những hình ảnh hiện lên mỗi khi cô bé quẹt diêm

- Lần 1: một lò sưởi bằng sắt có trang trí với những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Em rất lạnh, ước mơ có một cái lò sưởi ấm áp

- Lần 2: bán ăn với khăn trắng, bát đĩa sứ quý giá và con ngỗng quay đang cắm sẵn dao ăn, phuốc - sét tiến về phía cô bé. Vì bụng trống rỗng, em ước sao có một bàn ăn thật thịnh soạn.

- Lần 3: cây thông No-en sang trọng hiện lên trước mắt em. Lần này, em ước mơ được vui chơi trong ngày lễ hội.

- Lần 4: em nhìn thấy người bà hiền hậu của mình đang cười với em. Lần này, khao khát tình thương đã chiếm lấy tâm trí cô bé. 

3. Giấc mơ nào của cô bé được thực hiện qua tranh minh họa?

- Tranh minh họa hình ảnh cô bé đang nắm tay người bà bay lên trời. Điều này phù hợp với điều ước cuối cùng của em. Điều ước muốn đi theo bà, muốn sống cùng bà những ngày tháng thật hạnh phúc.

4. Kết thúc của câu chuyện

Soạn bài Cô bé bán diêm

Cô bé chết vì lạnh ở một xó tường trong ngày đầu năm mới, nhưng với một nụ cười trên môi.

Trả lời câu hỏi bài soạn Cô bé bán diêm Cánh diều

1. Thời gian và địa điểm của câu chuyện cho thấy gia cảnh của cô bé như thế nào?

- Cô bé xuất hiện trong một đêm tuyết rơi dày đặc, đầu trần, chân đất và một giỏ đầy những bao diêm. 

- Trong đêm giao thừa, lẽ ra mọi người đã phải về đoàn tụ cùng gia đình ở bên một mâm cỗ ấm áp, thì một đứa bé như cô lại phải lầm lũi dưới trời tuyết để bán những bao diêm. 

- Gia cảnh của cô bé qua hình ảnh trên vô cùng bất hạnh

2. Nhưng chi tiết thực và mộng ảo cùng giấc mơ của cô bé bán diêm

- Hình ảnh thực hoàn toàn trái ngược so với mộng ảo của cô bé. 

    + Cô bé ước mơ có được một lò sưởi: trái ngược với hiện thực trời tuyết rét buốt

    + Cô bé ước mơ có một bàn ăn thịnh soạn: khác hẳn với thực tại rằng bụng cô bé đang reo lên vì đói.

    + Cô bé ước mơ có một cây thông no-en sang trong: khác hẳn với bức tường lạnh lẽo đầy rong rêu trước mắt cô

    + Cô bé ước mơ gặp bà: trái ngược với hiện tại bị ghẻ lạnh khi sống với cha và dì ghẻ

3. Ý nghĩa của câu chuyện Cô bé bán diêm

- Câu chuyện kết thúc không có hậu. Có nhiều ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện:

+ Trong cuộc sống còn rất nhiều góc tối mà chúng ta không nhìn thấy được, cũng như góc tường nơi cô bé đã không ngừng mơ mộng về những ảo ảnh tốt đẹp

+ Khi hiện thực quá khắc nghiệt, con người thường mơ mộng đến những điều tốt đẹp, nhưng mơ mộng cũng sẽ biến mất như cái cách mà que diêm vụt tắt mang theo những ước mơ của cô bé

+ Xã hội bấy giờ thật vô tâm và tàn nhẫn, để những đứa trẻ - lứa tuổi mà đáng ra em phải được học tập và vui chơi - phải chịu nhiều đau khổ.

4. Những đặc điểm cổ tích trong truyện cô bé bán diêm

- Kiểu nhân vật: nhân vật chính nghèo khổ

- Kết thúc truyện: dù cô bé bán diêm chết cóng, như đây vẫn được xem là một cái kết nhân đạo, vì em hoàn thành được ước muốn được sống cùng bà. Giả thử em còn sống, lại còn bao nhiêu đêm rét lạnh như thế?

- Ý nghĩa: giáo dục cách thương yêu con người và san sẻ giúp đỡ người có hoàn cảnh bất hạnh

5. Liên hệ bản thân từ câu chuyện Cô bé bán diêm

- Những bạn không có điều kiện đi học. Cũng giống như cô bé bán diêm, luôn mơ ước về một điều xa xôi và khó khăn

- Những việc làm để giúp đỡ bạn: quyên góp tập sách, quần áo cho bạn có động lực đến trường

shoppe