[Cánh diều] Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề
Thảo luận nhóm về một vấn đề là bài học có trong bộ sách Cánh diều - bộ sách mới nằm trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài học nằm ở trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2. Hy vọng với cách soạn văn lớp 6 bài thảo luận nhóm về một vấn đề chi tiết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức dễ dàng hơn trong chương trình học tập mới.
1.Định hướng
a. Chuẩn bị:
Trong đời sống xung quanh ta luôn xoay quanh những vấn đề, đòi hỏi các em cần phải thảo luận trong nhóm nhỏ để tìm ra giải pháp thống nhất. Vấn đề này có thể là một hiện đời sống, cũng có thể đặt ra từ các nội dung học tập, các văn bản đọc hiểu, cũng có thể là thảo luận của một nhân vật trước nhiều nhận xét khác nhau,...
b. Để tiến hành thảo luận nhóm, các em cần lưu ý:
-
Xác định được vấn đề cần thảo luận, có thể có nhiều ý kiến không thống nhất..
-
Biết đặt và trả lời các câu hỏi đặt ra trong quá trình thảo luận nhóm.
-
Biết đề xuất ý tưởng mới sau khi xem xét vấn đề thảo luận.
-
Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe góp ý của mọi người.
2. Thực hành:
a. Chọn ra vấn đề cần thảo luận.
Vd: Chơi game có phải chỉ có tác hại?
-
Tra cứu, thu thập nội dung về vấn đề sẽ thảo luận. vd: tác dụng của game?
-
Xem lại các lưu ý về nói và nghe trong thảo luận nhóm.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tím ý bằng cách đặt và trả lời một số câu hỏi như:
-
Game là gì? (Game là một trò chơi được cài đăt trên nền tảng điện tử để tạo ra một hệ thống phần mềm tương tác với người chơi. Ví dụ như Candy Crush Saga, Call of Duty, mario, Liên Quân, Pubg….)
-
Lợi ích của việc chơi game là gì? (giảm căng thẳng, thư giản, giải trí,...)
-
Tác hại của việc chơi game là gì? (sao nhãng việc học, mất tập trung, ảnh hưởng sức khoẻ,...)
-
Nên chơi game thế nào cho phù hợp? (Nên có giới hạn, có kế hoạch, tránh rơi vào tình trạng nghiện game.)
- Lập dàn ý:
Mở đầu: Nêu vấn đề “Chơi game có phải chỉ có tác hại?”
Nội dung chính, có thể có ba loại ý kiến, ví dụ:
-
Chứng minh chơi game có hại.
-
chứng minh chơi game có lợi.
-
chứng minh lợi và hại của việc chơi game.
Kết thúc: Đưa ra kết luận về vấn đề này.
c. Nói và nghe
Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, trình bày ý tưởng và giải đáp thắc mắc của mọi người.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Người nói: xem xét nội dung thảo luận từ đó rút kinh nghiệm về lỗi trong phát biểu, thảo luận
- Người nghe: Xem xét yêu cầu nắm thông tin từ đó rút kinh nghiệm các lỗi về thái độ khi nghe, khi phát biểu và thảo luận.
3. Nói và nghe
- Mở đầu: Mến chào quý thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến của mình về vấn đề: chơi game có phải chỉ có tác hại?
- Nội dung chính
Game là một trò chơi được cài đặt trên nền tảng điện tử để tạo ra một hệ thống phần mềm tương tác với người chơi. Ví dụ như Candy Crush Saga, Call of Duty, mario, Liên Quân, Pubg… Đó là công sức và chất xám của những người đầy sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ nhằm đem lại niềm vui, sự thú vị cho người dùng. Game ngày nay rất được mọi người yêu thích không chỉ ở trẻ con mà còn cả người lớn. Vậy game có phải chỉ có hại hay không?
Trước hết, game ra đời với mục đích là đem lại sự giải trí, đam lại niềm vui và sự thư giãn cho con người. Giúp mọi người giải tỏa đầu óc sau thời gian học tập, làm việc mệt mỏi. Có một số tựa game còn mang nặng yếu tố học thuật, cung cấp kiến thức về đa lĩnh vực cho người dùng qua những câu đố. Game còn rèn luyện kỹ năng phản xạ của não trong nhiều tình huống,...
Tuy nhiên, việc lạm dụng và dành quá nhiều thời gian trước màn hình điện tử để tận hưởng thú chơi game lại gây không ít ảnh hưởng. Tác hại lớn nhất chính là sức khoẻ tinh thần của bạn sẽ giảm sút nhanh chóng như chóng mặt, nhức đầu, uể oải và cận thị,... Ngoài ra, việc nghiện game cũng dẫn đến phát sinh ra nhiều thói hư tật xấu như: lười biếng, trộm tiền bố mẹ đi chơi game, nối dối, thậm chí là giết người,... Quan trọng nhất là việc quá mê game sẽ khiến các em ngộ nhận, xao nhãng bài vở, thậm chí là bỏ học. Tâm lí của các em có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hành vi bạo lực trong game. Từ đó, có thể phát sinh những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Qua đây ta có thể khẳng định rằng chơi game không hoàn toàn là có hại. Bên cạnh những hệ luỵ to lớn nếu không sử dụng đúng cách, game còn mang lại cho chúng ta những lợi ích tuyệt vời. Vậy điều ta nên làm là phải có ý thức không để rơi vào tình trạng “nghiện game”. Hãy để game phát huy đúng mục đích và vai trò của nó.
- Kết bài: Trên đây là toàn bộ quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Sau đây mời mọi người có thể đóng góp ý kiến để chủ đề thảo luận này được thành công hơn.
Trên đây là cách soạn văn lớp 6 bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trong bộ sách Cánh diều. Các bạn học sinh có thể tham khảo bài viết chi tiết trên để nắm vững kiến thức mà chương trình đề ra. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!