Đăng ký

Cảm nhận bài thơ về Tiểu đội xe không kính

Cảm nhận bài thơ về Tiểu đội xe không kính

Bài viết dưới đây Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết cảm nghĩ bài thơ về tiểu đội xe không kính!

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Đề bài: Cảm nhận bài thơ về Tiểu đội xe không kính.

Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ thời kì  kháng chiến chống Mỹ. Vị trí vinh dự ấy đã được khẳng định ngay từ khi ông đoạt giải Nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ tổ chức năm 1969 với chùm thơ độc đáo, mới mẻ, sáng tạo từ nội dung lẫn thi pháp: Lửa đòn, Nhớ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong. Từ đó các tập thơ của ông lần lượt ra mắt độc giả, góp phần hoàn thiện một phong cách, một tiếng nói riêng trên thi đàn Việt Nam hiện đại: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), ơ hai đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lửa (1983), Nhóm lửa (1983)... 

Thế giới thơ Phạm Tiến Duật là thế giới của Trường Sơn huyền thoại, đầy khốc liệt và lãng mạn. Đó là thế giới của những con đường đầy bụi, đầy mưa tuôn, đầy khói lửa, đạn bom nhưng cũng là thế giới của những vầng trăng, của tiếng cười hồn nhiên sôi nổi, là tiếng hát đong đưa theo nhịp vòng giữa rừng già, là rừng xanh bạt ngàn áo lính, là điệp trùng đoàn quân ra trận, là khí thế "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của dân tộc Việt Nam. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tiêu biểu trong thế giới thơ đặc sắc đó. 

Nét độc đáo của thi phẩm này được thể hiện ngay từ nhan đề của nó. Cái nhan đề khá dài mang dáng dấp văn xuôi, gần với khẩu ngữ. Ba chữ "bài thơ về" có vẻ như là thừa, không tuân thủ theo nguyên tắc hàm súc của thơ nhưng đó lại là chủ định nghệ thuật của tác giả. Trước hết, tác giả muôn lưu ý bạn đọc rằng, đây là một bài thơ chứ không phải là văn xuôi, mặc dù nhiều câu giống ngôn ngữ vãn xuôi. Mặt khác, với ba chữ "bài thơ về”, tác giả muốn giới thiệu một cách nhìn hiện thực, hướng tiếp cận hiện thực từ chất thơ, tìm chất thơ ngay trong cái “không bình thường” của cuộc sống, chất thơ trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Chính những người lính lái những chiếc xe đầy thương tích ấy đã viết nên những bài thơ cuộc đời, làm nên chất thơ bay bổng. Toàn bộ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được triển khai theo chủ đích nghệ thuật như vậy. 

Mở đầu là một câu thơ gân guốc, giọng điệu ngang tàng: 

Không có kính không phải vì xe không có kính 

Đây là câu thơ rất “ngang” cả ý lần lời. Cụm từ "không có kính" hiên ngang chiếm lĩnh hai đầu câu và ở giữa là hai chữ "không phải". Chính hai chữ mang tính phủ định này lại biến hai chữ “không” thành một chữ “có”. Những chiếc xe vốn có kính, đã có kính nhưng vì "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Lời giải thích thật nhẹ nhàng, đơn giản mà chứa đựng một nội dung hiện thực sâu sắc. Chiến tranh khốc liệt đã tàn phá những chiếc xe, làm cho chúng biến dạng, làm cho chúng không còn là những chiếc xe bình thường. 

Hình ảnh những chiếc xe không kính đi vào thơ là một phát hiện độc đáo của Phạm Tiến Duật. Ông đã tìm ra chất thơ trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh, ông đã tìm ra chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy để chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những chiếc xe không kính là hình ảnh thực, thực đến thô ráp, trần trụi nhưng qua cách nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thơ mộng, lãng mạn đến lạ kỳ. Bởi nhà thơ đã biến cái không bình thường thành cái bình thường và biến cái thiếu thốn, khó khăn thành điều thú vị: 

Ung dung buồng lái ta ngồi 

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng 

Điều thú vị nhất là được thoả thích nhìn! Nhìn mà không bị che chắn, khuất lấp; nhìn là được cảm nhận, đón nhận, giao lưu trực tiếp với thiên nhiên, với cuộc sống bên ngoài. Sao lại không thú vị khi ngồi trong buồng lái mà vẫn được nhìn trời, nhìn đất, nhìn sao trời, cánh chim và con đường chạy thẳng? Cả một thế giới thơ mộng được người chiến sĩ lái xe đưa vào cả trong buồng lái là nhờ xe không có kính! 

Ở hai khổ thơ đầu, tác giả tập trung khai thác vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua cách nhìn thế giới bên ngoài. Từ cách nhìn, cách cảm nhận thế giới, nhà thơ đã thể hiện một cách sáng tạo phong thái ung dung, tư thế chủ động, tâm hồn nghệ sĩ của những người chiến sĩ lái xe. Họ thật nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, họ say mê ngắm nhìn trời đất nhưng trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của thế giới, họ vẫn không quên nhiệm vụ vẻ vang của mình. Cái nhìn của họ vẫn tập trung vào con đường, tập trung vào phía trước, có nghĩa là "nhìn thẳng". Hai chữ "nhìn thẳng" đặt sau bốn chữ "nhìn đất, nhìn trời" là một sáng tạo của Phạm Tiến Duật. Bước đi của câu thơ này thật bất ngờ! Đang nhìn trời, nhìn đất nghĩa là nhìn sự vật, bất ngờ chuyển sang nhìn phương hướng, từ kết cấu động từ + danh từ bỗng chuyển sang kết cấu động từ + trạng từ. Bất ngờ tạo nên sự tập trung chú ý, tạo nên khoảng lặng, điểm dừng. Cái đọng lại trong tâm trí của người chiến sĩ lái xe là cái nhìn tháng, một định hướng, một quyết tâm, một ý chí không gì lay chuyển được! 

Những người chiến sĩ không chỉ thấy được điều thú vị khi lái xe không kính mà còn ý thức được những khó khăn gian khổ mà mình phải đối mặt trong hoàn cảnh này: 

Không có kính, ừ thì có bụi 

Bụi phun tóc trắng như người già 

Nhận thức đầy đủ khó khăn gian khổ nhưng họ nhìn gian khổ, nói về gian khổ thật nhẹ nhàng: 

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha 

Khổ thơ tiếp theo có cấu trúc tương tự. Hai câu trên nói về hoàn cảnh, hai câu dưới nói về thái độ của người chiến sĩ lái xe: 

Không có kính, ừ thì ướt áo 

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời 

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi 

Nhà thơ khai thác triệt để tính tương phản giữa hoàn cảnh và thái độ. Hoàn cảnh thật khó khăn, khắc nghiệt, người chiến sĩ phải chịu cảnh "bụi phun tóc trắng", “mưa tuôn mưa xối". Vậy mà thái độ của họ thật thản nhiên, ngang tàng, bất chấp khó khăn gian khổ. Phạm Tiến Duật đã tìm được ngôn ngữ riêng của họ và đưa thẳng vào các câu thơ của mình: "ừ thì có bụi", "ừ thì ướt áo", "chưa cần rửa", "chưa cần thay”. Nhà thơ không câu nệ vần điệu, câu chữ, cú pháp cổ điển mà lấy nhịp điệu ngôn ngữ của hiện thực cuộc đời để phản ánh đúng suy nghĩ, lời nói, việc làm của người chiến sĩ lái xe trên đường ra mặt trận. Chính sự giản dị về ngôn từ, sự chân thực trong cảm xúc suy nghĩ và sự cụ thể, sinh động trong từng hình ảnh, chi tiết đã góp phần tạo nên sức thuyết phục và cảm hoá của bài thơ này. 

Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Người chiến sĩ lái xe là hình tượng trung tâm của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Hình tượng này được tác giả đặt trong nhiều mối quan hệ đa dạng mà thống nhất, môi quan hệ nào cũng góp phần bộc lộ vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. Trước hết là mối quan hệ giữa người chiến sĩ lái xe với những chiếc xe không kính. Thông qua mối quan hệ này, người đọc nhìn thấy phong thái ung dung, tinh thần gan dạ, dũng cảm của người lính lái xe trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Mối quan hệ thứ hai là người lính lái xe và con đường. Con đường là hình ảnh xuyên suốt trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cũng là hình ảnh nổi bật trong thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mĩ. Con đường và người lính không thể tách rời. Người lính lái xe đi trên đường, "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim", "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Con đường là không gian hội ngộ của những người chiến sĩ, nơi ghi dấu những kỉ niệm trên đường hành quân. Vì vậy con đường không những lưu giừ trong mắt mà còn khắc đậm trong tim Phạm Tiến Duật và bạn bè thuở ấy. Trên con đường ra trận, một gia đình lớn của những người lính được hình thành và gắn bó thân thiết: 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 

Tiểu đội xe là một trong nhiều gia đình ấm cúng nghĩa tình trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Trước hết là mối quan hệ giữa người chiến sĩ lái xe với những chiếc xe không kính. Thông qua mối quan hệ này, người đọc nhìn thấy phong thái ung dung, tinh thần gan dạ, dũng cảm của người lính lái xe trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Mối quan hệ thứ hai là người lính lái xe và con đường. Con đường là hình ảnh xuyên suốt trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cũng là hình ảnh nổi bật trong thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mĩ. Con đường và người lính không thể tách rời. Người lính lái xe đi trên đường, "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim", "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Những chiếc xe họp thành tiểu đội, họp thành đoàn quân vượt qua bom rơi, đạn nổ: 

Không có kính, rồi xe không có đèn, 

Không có mui xe, thùng xe có xước, 

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

Động cơ làm nên sức mạnh của đoàn xe chính là tiếng gọi thiêng liêng của Tô quốc, là tình cảm tha thiết với nửa nước thân yêu. Bài thơ kết lại bằng một câu thơ chắc nịch, dồn nén đầy cảm xúc và suy nghĩ, lắng đọng mà dư ba: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Nhờ có những trái tim yêu nước ấy mà đoàn xe chạy tới ngày đất nước thống nhất trọn niềm vui.

Với những gì mà Cunghocvui đã giúp các bạn khái quát nội dung về cảm nhận bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe