Đăng ký

Cách làm bài văn lập luận chứng minh- soạn văn 7

2,372 từ Văn mẫu

Cho hai đề văn sau:

   Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

                                      Không có việc gì khó

                                      Chỉ sợ lòng không bền

                                     Đào núi và lấp biển

                                     Quyết chí ắt làm nên.

                                                                  (Hồ Chí Minh)

   Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bày có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

   Hai đề văn đã cho về cơ bản, giống với đề chứng minh tính đúng dắn của câu “Có chí thì nên”. Cái khác là câu “Có chí thì nên” dùng lí lẽ để khẳng định vấn đề còn hai đề sau'người nói dùng hình ảnh văn học để khẳng dinh vấn đề.

    + Giải quyết đề 1: Hãy chứng minh tính đúng dắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

   1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   a) Xác định yêu cầu chung của đề

     Cần chứng minh tư tưởng mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thể hiện là đúng đắn.

   b)Từ đó cho biết câu tục ngữ thể hiện điều gì?

   Câu tục ngừ đã dùng hai hình ảnh “mài sắt” và "nên kim” dể khịh định: tính kiên trì, nhẩn nại, sự bền lòng, quyết chí ỉà các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người có thể thành công trong cuộc sống.

   c) Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: một là nêu lí lẽ rồi nêu các dẫn chứng xác thực để minh họa; hai là nêu các dỗn chứng xác thực trước rồi từ đó rút ra lí lẽ để khẳng định vấn đề.

   2. Lập dàn bài:

   a) Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nói rõ tưởng của câu tục ngữ này

   b) Thân bài:

   - Nêu một số dẫn chứng cụ thể.

   - Dùng lí lẽ để phân tích, đúc kết vấn đề.

   c) Kết bài: Rút ra kết luận khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ và nêu ra bài học trong cuộc sống.

   3. Viết bài tham khảo

   a) Mở bài

    Người Việt Nam ta, hầu như ai cũng biết câu tục ngữ rất quen thuộc “Có công mài sắt, có ngầy nên kim”. Câu này, cùng với một số câu khác có ý nghĩa tương tự như “Có chí thì nên”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Năng nhặt chặt bị”... đã khẳng định điều này: sự kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí chắc chắn sẽ giúp cho con người thành công trong cuộc sống.

   b) Thân bài

    Thật vậy, chúng ta hãy nhìn lại một số nhân vật tiêu biểu để thấy cuộc đời họ đã thể hiện sâu sắc chân lí: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

    Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm ăn kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng tiền mua dầu thắp đèn không có, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà dọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu vẫn miệt mài học tập và tại khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ Trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần.

    Vào thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng là học giỏi, văn hay nhưng đến khi di thi, do viết chữ quá xấu, Thần Siêu bị đánh tụt xuống hàng thứ hai trong bảng cử nhân. Khi đi thi tiến sĩ, cũng do chữ xấu ông chỉ được xếp trúng tuyển trong bảng phụ. ông thấy rõ tác hại của việc viết chữ xếu nên đã về nhà ngày đêm khổ công tập viết. Cuối cùng chữ của ông cũng đẹp nổi tiếng như lời văn hay. Ngày nay, bút tích ghi lại nét chữ đẹp của ông còn lưư lại ở đền Ngọc Sơn Hà Nội, dược nhiều người chiêm ngưỡng và bối phục.

    Gần đây hơn, ta đều biết Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học.

    Nhìn ra nước ngoài ta thấy các nhà khoa học nổi danh như Niu-tơn, Lu-i-Pat-tơ đều là những tấm gương kiên trì về học tập và nghiên cứu. Niu- tơn, sinh trong một gia đình ở nông thôn ở nước Anh, mãi năm 12 tuổi mới được ra thành phố học và kết quả học tập năm đầu chỉ đạt mức trung bình. Đến cuối năm thứ hai cậu bị một anh bạn học giỏi nhất lớp bắt nạt. Cậu tức quá quyết tâm học giỏi hơn anh ta để “trả thù”. Sau đó cậu say mê làm việc, miệt mài đọc sách và đã trở nên giỏi nhất lớp. Năm 16 tuổi, Niu-tơn lại phải nghỉ học về quê sếng với mẹ. Bà mẹ muôn hướng cậu vào công việc làm ăn nhưng cậu chẳng thiết tha gì mà chỉ chăm chú tìm sách đọc. Năm sau, nhờ sự góp ý của ông chú, bà mẹ cậu lại cho cậu vào đại học. Ở đây Niu-tơn đã bỏ hết thời gian vào việc học tập, nghiên cứu và cuối cùng ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại của thế giới, về Lu-i-Pat-tơ, khi đi học phổ thông, ông cũng chỉ là một học sinh trung bình, xếp hạng môn hóa, ông đứng thứ 15 trong số 22 học sinh của lớp. Nhưng sau này nhờ kiên trì tự học, tìm tòi, thí nghiệm và nghiên cứu ông cũng đã trở thành một nhà bác học lớn của nhân loại, có công phát minh ra thuốc chữa bệnh bị chó dại cắn cứu sông hàng triệu người trên trái đất.

    Qua một vài tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp, giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên một cây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người làm sao có thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, không vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

   c) Kết bài:

    Tóm lại, điều mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muôn nhắn nhủ mọi người là quá đúng đắn và xác thực. Từ rất nhiều kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên câu tục ngữ trên. Mỗi chúng ta có thể ngẫm nghĩ về câu tục ngữ này để xem đó là một bài học rất quý giá giúp cho ta trau dồi ý chí nhằm vươn lên.