Bài 6: Cuộc giải cứu bên bờ biển
I. Khởi động
Câu hỏi: Chia sẻ với bạn về những điều em thấy trong bức tranh dưới đây.
Trả lời:
Bức tranh vẽ bạn nhỏ và anh trai đang cứu một chú chim hải âu.
Bên phải là cảnh bạn nhỏ đang nhớ lại khi hai anh em đi tàu trên biển, bạn đã thả chiếc nắp chai xuống biển.
II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Cuộc giải cứu bên bờ biển
Kì nghỉ hè năm ngoái, Nam về thăm ông bà ở đảo Lý Sơn. Trời nóng nực, Nam mở chai nước uống. Rồi tiện tay, cậu ném luôn nắp chai xuống biển.
Những ngày ở đảo, Nam thích cùng anh Linh đi dọc theo bờ biển. Ở đó có đàn hải âu chao liệng bên những vách đá.
Một lần, trong khi đi dạo, Nam nghe thấy những tiếng kêu nháo nhác như cầu cứu của bầy chim. Thì ra một chú hải âu đang nằm thoi thóp bên bờ biển. Cái mỏ của chú bị kẹt trong một cái nắp chai. Hải âu không thể bắt được cá nên lả đi vì đói. Nam tìm cách cắt nắp chai. Sau đó, hai anh em quyết định mang chú chim về nhà để chăm sóc.
Quay lại nhìn cái nắp chai, Nam bỗng giật mình. Sao trông nó giống cái nắp chai nước mà Nam đã từng uống trên tàu. Nam thấy hối hận quá. Biết đâu do mình mà chú chim hải âu này gặp nạn?
Nguyễn Linh Thủy
Câu hỏi 1: Nam đã làm gì với nắp chai nước sau khi uống xong?
Trả lời:
Nam đã vứt nắp chai nước xuống biển sau khi uống xong.
Câu hỏi 2: Nêu những việc Nam và Linh đã làm khi tìm thấy chú chim hải âu.
Trả lời:
Những việc mà Nam và Linh đã làm khi tìm thấy chú chim hải âu là: Nam tìm cách cắt nắp chai, hai anh em mang chú chim về nhà chăm sóc.
Câu hỏi 3: Vì sao khi quay lại nhìn cái nắp chai, Nam lại cảm thấy hối hận?
Trả lời:
Khi quay lại nhìn cái nắp chai, Nam thấy hối hận vì Nam nghĩ rằng chính chiếc nắp chai mà Nam đã vứt xuống biển đã khiến cho chú chim hải âu gặp nạn.
Câu hỏi 4: Em rút ra bài học gì sau khi đọc xong câu chuyện?
Trả lời:
Sau khi đọc xong câu chuyện, em rút ra bài học là không nên vứt rác bừa bãi, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến các loài động vật.
2. Viết
Câu a: Nghe – viết:
Rừng trưa
Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
Theo Đoàn Giỏi
Câu b: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d hoặc chữ gi phù hợp với từng bức tranh dưới đây:
Trả lời:
Những từ ngữ chỉ các sự vật trong bức tranh là: dung dăng dung dẻ, quạt giấy, con dơi, giàn mướp.
Câu c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi dấu hoa:
Trả lời:
Dòng sông quê trong vắt
Bóng tre mát trưa hè
Võng ầu ơ kẽo kẹt
Ngân điệu nhạc chiều quê.
Theo Phạm Hải Lê
Xây nhà trong kẽ đá
Kiếm mồi trên cỏ khô
Ngay từ sáng tinh mơ
Chim đã lùng sâu bọ
Có ích dù việc nhỏ
Chim vẫn say sưa làm
Tối về xếp mào ngủ
Nghe rừng cây râm ran.
Theo Hoài Khánh
3. Giải ô chữ sau:
1. Hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống mặt đất.
2. Mọc đằng đông, lặn đằng tây.
3. Chiếu sáng vào ban đêm, có hình dạng thay đổi từ khuyết đến tròn và ngược lại.
4. Vùng đất rộng có nước bao quanh, thường là ở biển.
5. Tiếng nổ rền vang khi trời có dông.
6. Hiện tượng nước dâng cao do mưa lũ gây ra, làm ngập cả một vùng rộng lớn.
Trả lời:
1. Mưa 2. Mặt Trời
4. Đảo 5. Sấm
4. Chọn 2 – 3 sự vật tìm được ở bài tập 3 và đặt câu (theo mẫu).
Trả lời:
Ai (cái gì, con gì) | Thế nào? |
Mặt Trời | Đỏ rực như hòn lửa |
Mưa | Tầm tã |
Mặt Trăng | Tròn vành vạnh. |
Sấm | Nổ rền vang. |
5. Kể chuyện
Câu a: Xem tranh, nói 2 – 3 câu về nội dung từng bức tranh.
Ngày như thế nào là đẹp?
Trả lời:
Tranh 1:
- Sau nhiều ngày dầm mưa, trời hửng nắng, Châu Chấu nhảy lên gò đất phơi nắng và thốt lên “Một ngày tuyệt đẹp!”
- Giun Đất nghe thấy vậy liền đáp lại: “Chẳng có gì đẹp!”
Tranh 2:
- Châu Chấu nghe thấy thế liền nói: “Ngày có nắng là ngày đẹp”
- Giun Đất không đồng ý, đáp trả: “Ngày có mưa dầm mới đẹp!”
Tranh 3:
- Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.
- Trên đường đi hỏi, Châu Chấu và Giun Đất gặp Kiến, Kiến nói tối về sẽ trả lời.
Tranh 4:
Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính ?
- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp ! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Câu b: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Trả lời:
Ngày như thế nào là đẹp?
Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng:
- Một ngày tuyệt đẹp!
- Chẳng có gì đẹp! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.
- Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên . – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.
- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại.
Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.
Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ
Châu Chấu hỏi Kiến :
- Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét ?
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói :
- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé !
Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính ?
- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp ! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Câu c: Kể lại toàn bộ câu chuyện
6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc (tiếp theo)
Câu a: Nói về tình cảm của em khi được đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:
-
Em được đi tham quan, du lịch nhân dịp gì? Với ai?
-
Em biết thêm điều gì trong chuyến đi?
-
Em cảm thấy thế nào khi được đi tham quan, du lịch?
Trả lời:
- Vào dịp hè năm ngoái, em được cùng gia đình đi du lịch ở bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng.
- Biển Mỹ Khê vô cùng rộng lớn và đẹp, nước biển trong xanh, bãi cát hiền hòa
- Người ở nơi đây cũng rất thân thiện, vui vẻ.
- Em rất vui vì được cùng gia đình đi du lịch.
Câu b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói.
Trả lời:
Vào dịp hè năm ngoái, em được cùng gia đình đi du lịch ở bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Biển Mỹ Khê vô cùng rộng lớn và đẹp, nước biển trong xanh, bãi cát hiền hòa. Người ở nơi đây cũng rất thân thiện, vui vẻ. Em rất vui vì được cùng gia đình đi du lịch. Em mong sẽ được quay trở lại Mỹ Khê một lần nữa cùng với gia đình.
-
Vận dụng
Câu 1: Đọc một bài văn về thiên nhiên:
a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời:
a. Chia sẻ về bài thơ: Hừng đông mặt biển
b. Viết vào Phiếu học tập:
- Tên bài văn: Hừng đông mặt biển
- Tác giả: Bùi Hiển
- Nội dung bài: Tả cảnh bình minh trên mặt biển.
- Điều đáng nhớ: Vẻ đẹp nguy nga, rực rỡ của biển lúc bình minh.
- Việc nên làm: Phải bảo vệ môi trường.
Câu 2: Giới thiệu về một con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết.
Trả lời:
- Con vật sống ở biển: hải cẩu, cá voi, cá mập,…
- Đảo: Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc,…
Trên đây là cách soạn Tiếng Việt lớp 2, Tuần 34 - Bài 6 “Cuộc giải cứu bên bờ biển” trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!