Bài 54: Hệ Mặt Trời
Bài học “Hệ Mặt Trời” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.
--------------------------
Câu hỏi mở đầu: Em đã biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Vậy còn có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời không?
Trả lời:
Còn nhiều thiên thể khác quay quanh Mặt Trời như: Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh,…
I. Hệ Mặt Trời
Câu hỏi 1: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?
Trả lời:
-
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
-
Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu hỏi 2: Lực hấp dẫn gây ra chuyển động của tám hành tinh xung quanh Mặt Trời phụ thuộc vào khối lượng và khoảng cách đến Mặt Trời của các hành tinh. Theo em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh có giống nhau không?
Trả lời:
Dự đoán: Thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau.
II. Các hành tinh của hệ Mặt Trời
Câu hỏi 1: Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất?
Trả lời:
Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.
Câu hỏi 2: Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,…đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời:
Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,…đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời => Nói như vậy là sai vì chúng là các hành tinh chứ không phải sao.
Câu hỏi 3: Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Em hãy giải thích bằng hình vẽ.
Trả lời:
Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời vì chúng nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại.
Câu hỏi 4: Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời lớn hơn hay nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất?
Trả lời:
Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất vì Trái Đất gần Mặt Trời hơn so với Hải Vương tinh.
Câu hỏi 5: Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh theo tỉ lệ 1cm ứng với 1 AU?
Trả lời:
Câu hỏi 6: Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?
Trả lời:
Nhận xét: Các hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì khoảng cách giữa các hành tinh càng lớn.
Câu hỏi 7: Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
Trả lời:
Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Hệ Mặt Trời” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!