Đăng ký

Bài 53: Mặt Trăng

Bài học “Mặt Trăng” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.

--------------------------

Câu hỏi mở đầu: Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau.

Trả lời:

- Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm, không trăng.

- Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau là vì phần Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng với các diện tích khác nhau ở những khoảng thời gian khác nhau.

I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy

Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?

Trả lời:

Giống nhau: Đều có hình dạng là Trăng khuyết

Khác nhau:

  • Trên hành trình đến trăng tròn, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lớn dần lên từ trăng khuyết đầu tháng ở nửa được chiếu sáng của Mặt Trăng => hiện tượng này được gọi là trăng tròn dần.

  • Khi chuyển từ trăng tròn đến trăng khuyết cuối tháng, chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở phần được chiếu sáng của Mặt Trăng => hiện tượng này được gọi là trăng khuyết dần.

Câu hỏi 2: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

Trả lời:

Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần.

II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

Câu hỏi 1: Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi quan sát thấy bán nguyệt.

Trả lời:

Sơ đồ vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Mặt Trăng” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe