Đăng ký

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Chuyển động nhìn thấy của mặt trời

Câu hỏi 1: Em hãy mô tả sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.

Gợi ý trả lời:

Chuyển động hàng ngày của Mặt trời trên bầu trời: Mặt trời mọc ở phương đông, lặn ở phương tây. 

Câu hỏi 2: Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?

Gợi ý trả lời:

Theo hình 43.2, có thể thấy rằng Trái Đất tự quay quanh trục của nó với chiều ngược chiều kim đồng hồ. Ở mỗi một thời điểm khác nhau, ánh sáng từ mặt trời sẽ chiến đến và làm một nửa diện tích của Trái Đất được chiếu sáng.

Câu hỏi 3: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động" như thế nào? Vì sao

Gợi ý trả lời:

Người ở vị trí B sẽ nhìn thấy được hiện tượng mặt trời mọc khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới. Sau đó, người này sẽ thấy được mặt trời dần chuyển động lên trên cao. 

=> Lý do: Trái Đất quay quanh trục, từ đó vị trí B sẽ nhìn thấy và được mặt trời chiếu đến.

Câu hỏi 4: Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? VÌ sao?

Gợi ý trả lời:

Người ở vị trí C sẽ nhìn thấy hiện tượng mặt trời lặn khi ánh mặt trời vừa khuất. Bởi vì, Trái Đất quay quanh trục, vì thế ở vị trí C sẽ là vị trí khuất ánh mặt trời.

2. Mặt trời mọc và lặn

Câu hỏi 1: Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu

Gợi ý trả lời:

Học sinh tự thực hành tại lớp.

Câu hỏi 2: Em hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu

Gợi ý trả lời: 

Học sinh tự thực hành tại lớp.

Câu hỏi 3: Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất, Mặt trời mọc và Mặt trời lặn khi quan sát từ Trái Đất

Gợi ý trả lời: 

Hiện tượng ngày và đêm của Trái Đất, Mặt trời mọc và Mặt trời lặn khi quan sát từ Trái Đất:

  • Ngày và đêm: bởi vì Trái Đất hình cầu và quay quanh trục nên Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng một nửa, ngày và đêm được sinh ra và xuất hiện luân phiên nhau theo 1 chu kì nhất định

  • Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn: khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt trời với mặt đất lớn dần lên, thêm vào đó là Trái Đất tự quay quanh trục của mình theo hướng từ Tây sáng Đông. Chính vì lẽ đó mà chúng ta sẽ có cảm giác Mặt Trời mọc từ đằng đông và lặn ở đằng tây.

Câu hỏi 4: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm

Gợi ý trả lời: 

Giải thích:

  • Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ánh sáng Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng 1 nửa trên Trái Đất => sinh ra ngày và đêm.

Bài tập

Câu hỏi 1: Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?

Gợi ý trả lời: 

Sai, bởi vì:

  • Hiện tượng Mặt Trời lặn là do sự tự quay quanh trục của Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. 

  • Chính vì lẽ đó mà khi Mặt Trời lặn ở phía tây bầu trời, đồng nghĩa với việc nó đã ra khỏi vùng sáng của phía đông, và một nửa Trái Đất sẽ xảy ra hiện tượng không nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời, một nửa còn lại có thể nhìn thấy ánh sáng.

=> Không phải bất kì đâu trên Trái Đất đều không thể nhìn thấy Mặt Trời.

Câu hỏi 2: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước? Tại sao?

Gợi ý trả lời: 

Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời trước. Lý do là Điện Biên cách Hà Nội tận 504km về phía Tây, mà Mặt Trời sẽ mọc từ phía Đông.

Câu hỏi 3: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì? 

Gợi ý trả lời: 

Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h => chứng tỏ Trái Đất quay một vòng tương đương với 24h.

Bên trên là hướng dẫn soạn KHTN lớp 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời mà giáo viên và các bạn học sinh có thể tham khảo. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích và đem lại những kiến thức hay ho về chuyển động của Mặt Trời. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe