Bài 40: Lực ma sát
1. Khái niệm lực ma sát
Câu hỏi: Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
Gợi ý trả lời:
Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc.
Câu hỏi: Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?
Gợi ý trả lời:
Giá trị đo được của lực kế khác nhau vì tính chất của bề mặt bàn và bề mặt gỗ khác nhau nên lực tiếp xúc là khác nhau tạo nên lực cản khác nhau.
Câu hỏi: Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát?
Gợi ý trả lời:
Kết quả thí nghiệm của hình 40.1 và hình 40.2 cho ta thấy được nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát là do sự tương tác giữa bề mặt của 2 vật thể.
Câu hỏi: Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ: khi di chuyển trên đường thì bánh xe và mặt đường ma sat với nhau khi bánh xe di chuyển, khi ta đi bộ thì giày chúng ta tiếp xúc với mặt đường cũng tạo nên lực ma sát,...
2. Lực ma sát trượt
Câu hỏi: Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Khi rời tay khỏi khối gỗ như hình 40.3 thì khối gỗ sẽ chuyển động trượt trên mặt bàn vì nó đang bị tác dụng của lực ma sát, cụ thể là ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn, cùng với lực đẩy của tay khiến cho khối gỗ chuyển động được.
Câu hỏi: Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ: lực ma sát trượt xuất hiện khi ta đang viết bảng bằng phấn hay lúc đang lướt sóng,...
3. Lực ma sát nghỉ
Câu hỏi: Trong Thí nghiệm 2, vì sao khi kéo khối gỗ một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn?
Gợi ý trả lời:
Khi kéo khối gỗ một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn bởi vì lực kéo cân bằng với lực ma sát, mặt phẳng nằm ngang đã tác dụng một lực ma sát vào khối gỗ để ngăn cản sự chuyển động nên khối gỗ nằm yên.
Câu hỏi: Lấy một ví dụ về ma sát nghỉ trong cuộc sống.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ: lực ma sát nghỉ khi chúng ta đứng lại giữa bàn chân và mặt đường giúp người có thể đứng vững mà không bị ngã.
4. Tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát
Câu hỏi: Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?
Gợi ý trả lời:
Lực ma sát có hai tác dụng chính đó là: thúc đẩy hoặc cản trở sự chuyển động của các vật thể.
Câu hỏi: Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?
Gợi ý trả lời:
Khi đi bộ trên đường trơn thì chúng ta dễ bị ngã vì lực ma sát giữa bàn chân và mặt đường nhỏ.
Câu hỏi: Khi người lái xe bóp phanh, điều gì xảy ra nếu má phanh bị ăn mòn?
Gợi ý trả lời:
Khi người lái xe bóp phanh mà má phanh bị ăn mòn thì có thể sẽ dẫn đến tai nạn bởi vì không có lực ma sát hoặc lực ma sát nhỏ khiến xe không thể dừng lại được.
Câu hỏi: Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ:
-
Tác dụng cản trở: lực ma sát làm mòn đĩa, líp và xích của xe đạp làm nó chuyển động bị cản trở.
-
Tác dụng thúc đẩy: các gai nhỏ trên lốp xe đạp giúp bánh xe tăng ma sát với đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.
Câu hỏi: Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi.
Gợi ý trả lời:
Một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng có dấu hiệu mòn đi là do nó ma sát với mặt đất làm nó mòn dần đi.
Câu hỏi: Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ:
-
Ảnh hưởng có lợi: dùng phanh tạo ma sát giúp xe giảm tốc độ giúp giảm thiểu tai nạn, xây dựng mặt đường hơi nhám làm tăng ma sát cho các phương tiện giao thông giúp đỡ trơn trượt.
-
Ảnh hưởng có hại: lực ma sát làm mòn đĩa, lốp xe, xích xe đạp,...
5. Lực cản của không khí
Câu hỏi: Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường.
Gợi ý trả lời:
Vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song sonh với mặt đường vì giúp hạn chế được lực cản của không khí làm vận động viên di chuyển nhanh hơn.
Câu hỏi: Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Theo thí nghiệm 3 thì tờ giấy bị vo tròn lại sẽ chạm đất trước, vì tờ giấy nguyên có diện tích tiếp xúc nhiều hơn với không khí và chịu lực cản của không khí nhiều hơn.
Câu hỏi:Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề?
Gợi ý trả lời:
-
Mặt lốp xe không làm nhẵn vì để giúp bánh xe ma sát với mặt đường không bị trơn trượt.
-
Mặt dưới của đế giày lại gồ ghề vì để ma sát được với mặt đường tránh bị trơn trượt và vấp ngã.
Câu hỏi: Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
Gợi ý trả lời:
Quy định người lái xe cơ giới phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn vì lực ma sát giữa các xe cơ giới với mặt đường là vô cùng lớn. Nếu không kiểm tra và thay lốp xe kịp thời thì có thể gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Bài tập
Câu hỏi 1: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Gợi ý trả lời:
Chọn đáp án C
Câu hỏi 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
B. Khi viết phấn trên bảng,
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.
Gợi ý trả lời:
Chọn đáp án B
Câu hỏi 3: Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?
Gợi ý trả lời:
Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp vì nó giúp cho bánh xe chống lại các vấn đề trơn trượt khi di chuyển qua những bền mặt không được khô ráo, mưa,...Bên cạnh đó, mặt lốp ô tô khía sâu hơn mặt lốp xe đạp vì nó giúp giữ độ an toàn hơn cho xe tải khi tham giao thông.
Câu hỏi 4: Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao cán dao, cán chổi không để nhẵn bóng?
Gợi ý trả lời:
Cán dao, cán chổi không để nhẵn bóng vì để tăng lực ma sát giữa tay cầm và cán dao hay cán chuỗi giúp giữ chặt vật hơn.
b. Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và thay dầu xe máy định kỳ.
Gợi ý trả lời:
Người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và thay dầu xe máy định kỳ vì giúp chống han gỉ và chống mòn do lực ma sát tác dụng khi xe chuyển động.
Tất cả câu trả lời trên là nội dung gợi ý cho bài soạn KHTN lớp 6 bài Bài 40: Lực ma sát thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị trước khi đến lớp. Và đừng quên tham khảo hoặc tìm kiếm ngay các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để có thể có một thành tích học tập thật xuất sắc nhé!