Bài 4: Hừng đông mặt biển
I. Khởi động
Câu hỏi: Chia sẻ với bạn tên và vẻ đẹp của một bãi biển mà em biết.
Trả lời:
Tớ rất thích bình minh ở bãi biển Cửa Lò. Mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển. Cả bầu trời có một màu hồng vô cùng xinh đẹp.
II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hừng đông mặt biển
Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ tí phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.
Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào mũi thuyền ầm ầm, chiếc thuyền tựa hồ như một võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.
Theo Bùi Hiển
- Du ngoạn: đi chơi ngắm cảnh.
- Can trường: gan dạ, không sợ nguy hiểm.
Câu hỏi 1: Tìm trong câu văn đầu tiên những từ ngữ tả cảnh hừng đông mặt biển.
Trả lời:
Từ ngữ tả cảnh hừng đông mặt biển trong câu văn đầu tiên là: nguy nga, rực rỡ.
Câu hỏi 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau được so sánh với hình ảnh nào?
Trả lời:
Mảnh buồm nhỏ tí phía sau được so sánh với hình ảnh môn con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót.
Câu hỏi 3: Đọc đoạn 3 và cho biết những thử thách mà chiếc thuyền đã vượt qua.
Trả lời:
Những thử thách mà chiếc thuyền đã vượt qua là: gió to, sóng cuộn ào ào, sóng đập vào mũi thuyền.
Câu hỏi 4: Câu văn nào nêu đúng nội dung bài?
Trả lời:
Câu văn nêu đúng nội dung bài là: Cảnh hừng đông trên mặt biển nguy nga, rực rỡ.
2. Viết
Câu a. Nghe - viết: Hừng đông trên mặt biển (từ Gió càng lúc càng mạnh đến hết)
Hừng đông mặt biển
Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào mũi thuyền ầm ầm, chiếc thuyền tựa hồ như một võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.
Câu b. Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần ui hoặc vần uy:
Thân tôi bằng sắt Nổi được trên sông Chở chú hải quân Tuần tra trên biển. (Là cái gì?) | Sừng sững mà đứng giữa trời Ai lay chẳng chuyển, ai dời chẳng đi. (Là cái gì?) |
Trả lời:
Câu đố 1: Là tàu thủy
Câu đố 2: Là ngọn núi
Câu hỏi c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi dấu hoa:
Trả lời:
Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây. Đang giữa trưa nắng, gặp rừng dầu non, mắt bỗng dịu lại như đang lạc vào một vùng rau xanh mát.
Theo Chu Lai
Mùa hè, thời tiết vùng này thật đặc biệt. Trời trong xanh. Gió rào rạt thổi trong những vòm lá biếc. Không khí dịu mát như mùa thu. Núi rừng yên tĩnh, nghe được cả những tiếng chim gù tha thiết từ đâu đó vọng lại.
Theo An Khuê
3. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ:
Trả lời:
Bảo tồn: gìn giữ, không để các loài vật bị biến mất.
Tuyệt chủng: hiện tượng các loài vật bị biến mất hoàn toàn trên Trái Đất.
Bảo vệ môi trường: giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu a. Đặt 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3.
Trả lời:
- Khủng long đã tuyệt chủng từ lâu.
- Chúng ta phải bảo vệ môi trường.
Câu b. Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi :
Trả lời:
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
5. Kể chuyện
Câu a: Nghe kể chuyện.
Câu b: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Chuyện của cây sồi
Trả lời:
Tranh 1:
Ngày xưa, trên mặt đất có một khu rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi chứ không phải là sa mạc như bây giờ, các loài động vật chung sống với nhau cực kỳ hạnh phúc, còn cây cối thì um tùm đến mức, nếu từ trên cao bạn sẽ phải cực kỳ cố gắng mới có thể len lỏi xuống dưới mặt đất để lắng nghe một cuộc trò chuyện giữa một đám cây con.
“Thật tuyệt vời. Cứ như là đang ở thiên đường vậy. Thiên nhiên đã quá ưu đãi chúng ta!”, một cây nhỏ lên tiếng.
“Phải rồi. Mỗi sớm thức dậy, tớ luôn làm một hớp sương đọng trên lá từ đêm qua, sau đó chầm chậm chờ đợi ánh nắng ấm áp của Mặt trời tới sưởi ấm cho. Thật sảng khoái!“, một cây nọ thích thú.
“Còn có chim ca trên đầu, nước mát dưới chân, ngoài ra cứ chiều chiều là còn được chị gió tới massage nữa chứ. Đơn giản chỉ là hút và tận hưởng”, một cây béo ục ịch cất giọng thỏa mãn.
“Ừ đúng rồi, tớ cũng cảm thấy vậy… cả tớ nữa… nhiều nước thế này dùng cả đời không hết.“ – Nhiều cây khác hùa theo.
Tranh 2:
Cây nhỏ bé nhất im lặng nãy giờ giữa đám bạn, mới chầm chậm lên tiếng: “Tớ thì không nghĩ vậy, ông tớ bảo rồi – không có gì trong vũ trụ trường cửu vĩnh viễn, cho nên một ngày nào đó nguồn nước có thể sẽ cạn kiệt. Chúng ta cần chuẩn bị cho tất cả mọi thứ từ bây giờ”.
“Tớ có nghe lầm không đấy. Ha ha ha…” – cây béo ú cúi đầu nhìn xuống người bạn bé xíu của mình cười vang, “Cậu có biết là mạch nước ngầm vĩ đại dưới chân chúng ta đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước đến nay không? Làm sao mà có thể cạn được. Cậu đang mơ à?”
“Đúng rồi, đúng rồi!” Cả đám cây tán đồng và cười nhạo cây sồi nhỏ bé.
Tranh 3:
“Nhưng…” sồi con không còn biết nói gì nữa. Nó lủi thủi ngẫm nghĩ một mình, mặc kệ lũ bạn đang cười đùa bàn tán ầm ĩ. Nó phát hiện ra rễ mình vẫn còn yếu và ngắn quá! Thế là từ hôm đó, trong khi bạn bè tập trung phát triển thân cành lá thật to, thật khỏe, thật xanh để vươn cao đón ánh mặt trời, để khoe sức mạnh, khoe hình thể thì sồi con dùng phần lớn chất dinh dưỡng để chăm sóc phát triển bộ rễ để vươn xa và sâu hơn.
Tranh 4:
Sau hàng ngàn năm xanh tốt, một chấn động ngầm trong lòng đất khiến cho nhiều mạch nước ngầm bị chặn lại. Nguồn nước cạn kiệt, nhiều loài cây lần lượt ngã xuống, các loài thú cũng kéo nhau đi tìm kiếm những vùng đất hứa mới để sinh tồn.
Đám cây xưa kia ngày nào còn nói chuyện rôm rả dưới tán lá rộng, giờ chỉ còn lại lèo tèo dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
“Trời ơi, làm sao bây giờ? Mặt đất nứt nẻ hết cả rồi! Chúng ta sẽ chết mất, chết mất” – cái cây béo ú dạo nọ kêu lên yếu ớt rồi từ từ đổ xuống cái “rầm”. Bộ rễ yếu ớt, mỏng manh không thể giữ được cái thân to khỏe.
Cách đó không xa, gia đình nhà sồi vẫn đứng vững, và giờ chính là lúc họ cần phải quyết tâm hơn bao giờ hết để chinh phục những độ sâu mới, tìm nguồn nước mới. Có lẽ thiên nhiên cũng khó có thể đánh gục được một loài cây với niềm tin sống mãnh liệt đến vậy!
Câu c: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Học sinh tự liên hệ làm bài tập.
6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc
Câu a: Nói về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường dựa vào gợi ý:
Trả lời:
- Tên ngày hội: Đêm hội trăng rằm
- Hoạt động: Xem chương trình văn nghệ, giao lưu cùng chú Cuội, chị Hằng; phá cỗ
- Âm thanh: sôi động
- Người: có rất nhiều người tham gia Đêm hội
- Cảm xúc: vui, thích thú
Câu b: Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói.
Trả lời:
Tết Trung thu năm ngoái, em được tham gia Đêm hội trăng rằm ở trường. Tất cả các bạn học sinh của trường em đều tham gia. Đầu tiên, chúng em được xem các tiết mục văn nghệ vô cùng sôi động và hấp dẫn. Chú Cuội và chị Hằng là người dẫn chương trình cho Đêm hội trăng rằm. Cuối cùng, chúng em được cùng nhau phá cỗ. Em rất vui và cảm thấy thích thú vì được tham gia Đêm hội trăng rằm ở trường em.
III. Vận dụng
Câu hỏi 1: Đọc một bài thơ về thiên nhiên:
a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc.
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời:
a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc: Mặt Trời
Mặt trời đỏ rực
Lên từ đằng Đông
Như quả cầu hồng
Ai treo lơ lửng
b. Viết vào Phiếu học tập:
- Tên bài thơ: Mặt trời
- Tác giả: Nguyễn Thị Tố Quyên
- Điều em thích:
+ Từ ngữ: đỏ rực, lơ lửng
+ Hình ảnh: quả cầu hồng.
Câu 2: Chơi trò chơi Họa sĩ nhí:
a. Vẽ cảnh biển.
b. Đặt tên và giới thiệu bức vẽ với bạn hoặc người thân của em.
Trả lời:
Học sinh tự liên hệ bản thân.
Trên đây là cách soạn Tiếng Việt lớp 2, Tuần 33 - Bài 4 “Hừng đông mặt biển” trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!