Đăng ký

Bài 4: Hoa mai vàng

Bài học “Hoa mai vàng” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 thuộc bộ Chân trời sáng tạo giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.

--------------------------

I. Khởi động

Câu hỏi: Đố bạn về một loài hoa em thích:

Trả lời:

Đáp án là hoa đào.

II. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Hoa mai vàng

Nếu hoa đào tượng trưng cho mùa xuân của miền Bắc thì hoa mai tiêu biểu cho Tết ở miền Nam. Cả đào lẫn mai đều là hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn.

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng mượt mà. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.

Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam

* Phô: để lộ ra.

Câu hỏi 1: Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Hoa mai và hoa đào đều là hai loài hoa có vẻ đẹp độc đáo và sức sống lâu bền, lâu đàn. Chúng đều là những loài hoa tượng trưng cho mùa xuân.

Câu hỏi 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào?

Trả lời:

Hoa mai khác hoa đào ở những điểm sau:

- Cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào

- Nụ mai không phô màu hồng như hoa đào mà ngời xanh màu ngọc bích

- Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào.

Câu hỏi 3: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh.

Trả lời:

Uyển chuyển

Xanh ngọc bích

Mịn màng như lụa

Câu hỏi 4: Em thích đặc điểm nào ở hoa mai? Vì sao?

Trả lời:

Em thích đặc điểm: “Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng mượt mà.” Vì hình ảnh này khiến em cảm thấy hoa mai giống như mang màu sắc của ánh nắng, rất ấm áp và rực rỡ.

2. Viết

Câu hỏi a. Nghe – viết: Hoa mai vàng (từ Hoa mai cũng có đến mịn màng như lụa)

Hoa mai vàng

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa.

Câu hỏi b. Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa:

Như chiếc kèn nhỏ

Có màu trắng tinh

Có nhụy xinh xinh

Hương thơm ngan ngát.

(Là hoa gì?)

Hoa gì màu đỏ

Cánh mượt như nhung

Chú gà thoáng trông

Tưởng mào mình đấy?

(Là hoa gì?)

Trả lời:

- Câu đố số 1: hoa loa kèn

- Câu đố số 2: hoa mào gà

Câu hỏi c: Đặt câu để phân biệt các cặp từ sau:

M: • Cây chanh trĩu quả.

• Bức tranh thiên nhiên rất đẹp.

Trả lời:

* che – trẻ:

- Cây trúc được chẻ làm đôi.

- Cô giáo em vẫn còn trẻ.

* chông – trông:

- Nữ ca sĩ đang biểu diễn ca khúc “Cô gái vót chông”

- Chị ấy làm nghề trông trẻ.

* ích – ít:

- Loài hoa này rất có ích cho việc trị bệnh đau dạ dày.

- Gạo trong thùng ngày càng ít đi.

* tích – tít:

- Chúng ta cần tích trữ lương thực phòng bão lũ.

- Nhà anh ấy ở xa tít đằng kia.

3. Thực hiện các yêu cầu dưới đây

Câu a. Tìm từ ngữ chỉ màu sắc.

Trả lời:

Câu b. Tìm thêm 3 – 4 từ ngữ chỉ màu sắc.

M: trắng =>  trắng muốt, trắng tinh,...

Trả lời:

- vàng => vàng tươi, vàng óng, vàng hoe, vàng rực,...

- đỏ => đỏ thẫm, đỏ tươi,...

- xanh => xanh da trời, xanh thẫm,...

4. Đặt 2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.

M: Con chim bói cá có bộ lông xanh biếc.

Trả lời:

- Lá bàng có màu đỏ mỗi khi mùa đông tới.

- Lá xương rồng có màu xanh thẫm.

- Bộ lông của gấu trúc có màu trắng đen.

5. Kể chuyện

Câu a: Nghe kể chuyện

SỰ TÍCH CÁ THỜN BƠN

1. Ngày xưa, các loài cá sống cùng nhau nhưng chẳng ai thèm chơi với ai. Các con lớn khỏe thường ỷ mạnh, ức hiếp các con yếu. Một hôm, các loài cá bàn nhau tổ chức thi bơi để chọn con bơi nhanh nhất làm chúa tể. Chúng hi vọng chúa tể sẽ kịp thời đến cứu giúp những con yếu đuối.

2. Thờn bơn, một chú cá mình dẹt và hay ganh tị cũng tham dự cuộc thi. Nó cùng những con cá khác bơi vào bờ xếp hàng dự thi. Khi cá cờ vẫy đuôi ra hiệu, tất cả đều xuất phát. Cá măng lao nhanh như tên bắn, theo sau là cá mòi, cá bống mú,...

3. Bỗng nhiên có tiếng reo hò, cỗ vũ:

- Cá mòi dẫn đầu! Cá mòi dẫn đầu rồi!

Cá mòi dẫn đầu rồi. Hoan hô cá mòi!

Cá thờn bơn bơi mãi phía sau, nghe vậy vội lớn tiếng tỏ ý bất bình:

- Ai dẫn đầu?

Nhiều tiếng đáp lại, giọng đầy thán phục:

- Cá mòi! Cá mòi!

Anh chàng hay tị nạnh lại la to:

- Còn lâu nhé! Có thờn bơn ta đây...

4. Trời nghe thấy, bèn kéo miệng thờn bơn lệch sang một bên. Từ đấy, họ hàng thờn bơn đều lệch miệng.

Theo Truyện cổ Gờ-rim (Grimm), Lương Văn Hồng dịch

Câu b: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Sự tích cá thờn bơn

Theo Truyện cổ Gờ-rim (Grimm), Lương Văn Hồng dịch

Trả lời:

* Tranh 1: Ngày xưa, các loài cá sống cùng với nhau nhưng lại không chơi với nhau. Chúng không những không đoàn kết mà còn thường xuyên xảy ra xích mích. Những con cá lớn thường ỷ mạnh và khỏe để bắt nạt những con cá yếu ớt. Để thay đổi tình hình hiện tại, họ nhà cá đã họp nhau tổ chức cuộc thi bơi để chọn ra chú cá bơi nhanh nhất sẽ trở thành chúa tể. Với hy vọng mỗi khi họ nhà cá có ai bị bắt nạt, chúa tể sẽ bơi tới thật nhanh để giúp đỡ.

* Tranh 2: Thế rồi ngày tổ chức cuộc thi bơi cũng được diễn ra. Các loài cá đua nhau tới tham dự. Thờn bơn là chú cá mình dẹt, tính hay ganh tị cũng tới tham gia. Khi cá đuôi cờ vẫy đuôi ra hiệu lệnh, tất cả các chú cá đều tiến về phía trước. Cá măng lao nhanh nhất, theo sau là cá mòi, cá bống mú,...

* Tranh 3: Nhờ cố gắng, cá mòi đã vượt lên dẫn đầu. Lúc này, tiếng cổ vũ càng sôi động hơn:

- Cá mòi dẫn đầu rồi! Cá mòi dẫn đầu rồi!

- Cá mòi dẫn đầu rồi! Hoan hô cá mòi!

Thờn bơn đang bơi xa tít phía sau nghe thấy vậy lớn tiếng bất bình:

- Ai dẫn đầu?

Đám đông cổ vũ lại hô to:

- Cá mòi dẫn đầu.

Anh chàng hay tị nạnh lại la to:

- Còn lâu nhé, có thờn bơn ta đây!

* Tranh 4: Thấy thờn bơn la lối ngang ngược, trời bèn kéo miệng thờn bơn lệch sang một bên. Từ đó, cả họ nhà thờn bơn đều bị lệch miệng vì tính hay tị nạnh.

Câu c: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Ngày xưa, các loài cá sống cùng với nhau nhưng lại không chơi với nhau. Chúng không những không đoàn kết mà còn thường xuyên xảy ra xích mích. Những con cá lớn thường ỷ mạnh và khỏe để bắt nạt những con cá yếu ớt. Để thay đổi tình hình hiện tại, họ nhà cá đã họp nhau tổ chức cuộc thi bơi để chọn ra chú cá bơi nhanh nhất sẽ trở thành chúa tể. Với hy vọng mỗi khi họ nhà cá có ai bị bắt nạt, chúa tể sẽ bơi tới thật nhanh để giúp đỡ.

Thế rồi ngày tổ chức cuộc thi bơi cũng được diễn ra. Các loài cá đua nhau tới tham dự. Thờn bơn là chú cá mình dẹt, tính hay ganh tị cũng tới tham gia. Khi cá đuôi cờ vẫy đuôi ra hiệu lệnh, tất cả các chú cá đều tiến về phía trước. Cá măng lao nhanh nhất, theo sau là cá mòi, cá bống mú,...

Nhờ cố gắng, cá mòi đã vượt lên dẫn đầu. Lúc này, tiếng cổ vũ càng sôi động hơn:

- Cá mòi dẫn đầu rồi! Cá mòi dẫn đầu rồi!

- Cá mòi dẫn đầu rồi! Hoan hô cá mòi!

Thờn bơn đang bơi xa tít phía sau nghe thấy vậy lớn tiếng bất bình:

- Ai dẫn đầu?

Đám đông cổ vũ lại hô to:

- Cá mòi dẫn đầu.

Anh chàng hay tị nạnh lại la to:

- Còn lâu nhé, có thờn bơn ta đây!

Thấy thờn bơn la lối ngang ngược, trời bèn kéo miệng thờn bơn lệch sang một bên. Từ đó, cả họ nhà thờn bơn đều bị lệch miệng vì tính hay tị nạnh.

6. Luyện tập thuật việc được tham gia

Câu a: Nói 4 – 5 câu về một việc làm mà em thích theo gợi ý:

• Em thích làm việc gì?

• Em làm việc ấy như thế nào?

• Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Trả lời:

Thuật lại việc làm vườn:

- Em rất thích cùng bố làm vườn vào mỗi buổi sáng.

- Trước hết, em cùng bố vào thăm vườn.

- Tiếp đến, hai bố con em cùng bắt sâu và nhổ cỏ trong vườn.

- Rồi bố con em lại cùng nhau xách nước tưới cây.

- Sau cùng, em đóng cửa vườn cẩn thận để chó và gà không vào phá cây trong vườn.

- Em cảm thấy rất vui vì được cùng bố chăm sóc vườn cây trong vườn.

Câu b: Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói.

Trả lời:

Em rất thích cùng bố làm vườn vào mỗi buổi sáng. Trước hết, em cùng bố vào thăm vườn. Tiếp đến, hai bố con em cùng bắt sâu và nhổ cỏ trong vườn. Rồi bố con em lại cùng nhau xách nước tưới cây. Sau cùng, em đóng cửa vườn cẩn thận để chó và gà không vào phá cây trong vườn. Em cảm thấy rất vui vì được cùng bố chăm sóc vườn cây trong vườn.

III. Vận dụng

Câu hỏi 1: Đọc một bài đọc về thiên nhiên:

a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Trả lời:

a. Bài đọc: Những con sao biển (Trích trong sách Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)

b. Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc: Những con sao biển

- Trích trong sách Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?

- Thông tin: Sao biển không thể sống lâu trên bờ, chúng sẽ chết nếu bị rời khỏi mặt nước.

- Cảm xúc: Khâm phục bản nhỏ trong câu chuyện đã tìm cách cứu những chú sao biển. Đây cũng là tấm gương để bản thân em cần học tập.

Câu 2: Kể tên các con vật em biết theo gợi ý:

Trả lời:

- Biết bay: chim bồ câu, chim sẻ, chim họa mi,...

- Biết bơi: cá chép, cá rô phi, cá cờ,...

- Chạy nhanh: hổ, báo, cáo,...

Trên đây là cách soạn Tiếng Việt lớp 2, Tuần 24 - Bài 4 “Hoa mai vàng” trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào