Bài 4: Cây và hoa bên lăng Bác
Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài Bài 4: Cây và hoa bên lăng Bác dưới đây. Hy vọng thông qua bài viết dưới đây có thể giúp các thầy cô và các em học sinh nắm được nội dung cũng như cách làm bài.
Phần khởi động
Chia sẻ với bạn một vài điều em biết về Bác Hồ.
Gợi ý trả lời:
Tên khai sinh của Bác Hồ là Nguyễn Sinh Cung, sau Bác được gia đình đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình Bác Hồ đã sử dụng rất nhiều cái tên khác nhau như Nguyễn Ái Quốc, Tống Văn Sơ, Văn Ba, ....
I. Bài đọc
Cây và hoa bên lăng Bác (trang 93, 94)
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa bạn đã nở lứa đầu.
Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
Theo Tiếng Việt 2, 2006
• Uy nghi: trang nghiêm.
• Non sông gấm vóc: đất nước tươi đẹp.
Trả lời câu hỏi
1. Lăng Bác Hồ được đặt ở đâu?
Gợi ý trả lời:
Lăng Bác Hồ được đặt ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
2. Kể tên những loài cây và hoa được trồng ở lăng Bác Hồ có trong đoạn 2.
Gợi ý trả lời:
Tên những loài cây và hoa được trồng ở lăng Bác Hồ có trong đoạn 2 là: cây vạn tuế, hoa ban.
3. Mỗi loài cây và hoa được tả bằng những từ ngữ nào?
Gợi ý trả lời:
Mỗi loài cây và hoa được tả bằng những từ ngữ: cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, nhành sứ đỏ, hoa dạ hương chưa đơm bông, hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm
4. Đọc câu văn cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác Hồ.
Gợi ý trả lời:
Câu văn cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác Hồ: Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng kiêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
II. Viết
a. Nghe - viết: Cây và hoa bên lăng Bác (từ đầu đến trang nghiêm).
b. Chọn những ngôi sao có từ ngữ viết đúng:
Gợi ý trả lời:
- Những ngôi sao có từ ngữ viết đúng là: huy hiệu, mũi tàu, thành lũy, gần gũi
- Những từ ngữ viết sai: thủi thủ -> thủy thủ
c. Chọn tiếng ở từng chiếc lá phù hợp với tiếng ở mỗi bông hoa.
Gợi ý trả lời:
III. Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi khung dưới đây:
Gợi ý trả lời:
- Từ ngữ không cùng nhóm từ ca ngợi Bác Hồ là: đất nước.
- Từ ngữ không cùng nhóm từ ngữ chỉ quê hương, đất nước là: non nước.
IV. Đặt 2 - 3 câu về hoạt động của các bạn thiếu nhi trong ngày Tết trồng cây.
Gợi ý trả lời:
- Các học sinh cùng nhau trồng cây.
- Các bạn đang dọn cỏ cho vườn thêm sạch sẽ.
- Mỗi người một việc, người thì tưới cây, người thì nhặt cỏ.
5. Kể chuyện
a. Đọc lại truyện Ai ngoan sẽ được thưởng
b. Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
c. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
d. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gợi ý trả lời:
a. Đọc lại truyện Ai ngoan sẽ được thưởng
b. Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện là: 3 - 2 - 1 - 4.
c. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: Bác đang phát kẹo cho các cháu.
- Tranh 2: Bác trò chuyện và hỏi han các cháu.
- Tranh 3: Bác đến thăm trại nhi đồng.
- Tranh 4: Bác phát kẹo cho Tộ vì Tội biết nhận lỗi sai.
d. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Có lần, Bác Hồ tới thăm Trại nhi đồng. Ai ai cũng vui lắm khi thấy Bác ghé thăm. Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như: Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.
Tới lượt Tộ, em không dám nhận kẹo vì tự biết rằng sáng nay em còn chưa ngoan. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.
VI. Nói, viết về tình cảm với bạn bè.
a. Nói về tình cảm của em với một người bạn dựa vào gợi ý:
- Bạn của em tên là gì?
- Em và bạn ở lớp thường cùng làm những việc gì?
- Em thích nhất điều gì ở bạn?
Gợi ý trả lời:
Tình cảm của em với một người bạn:
- Bạn của em tên là Minh.
- Em và bạn ở lớp thường giúp đỡ nhau học tập và chơi cùng nhau.
- Em thích nhất ở bạn là bạn học rất giỏi và tốt bụng, hay giúp đỡ người khác.
b. Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói.
Gợi ý trả lời:
Bạn của em tên là Minh. Ở lớp, chúng em là đôi bạn thân. Em và bạn ở lớp thường giúp đỡ nhau học tập và chơi cùng nhau. Em thích nhất ở bạn là bạn học rất giỏi và tốt bụng, hay giúp đỡ người khác.
Vận dụng
1. Đọc một bài đọc về Bác Hồ.
a. Chia sẻ về bài đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Gợi ý trả lời:
a, Bài đọc: Bảo vệ như thế là rất tốt
Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.
Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.
Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào :
- Chú gác ở đây à ?
Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:
- Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!
Ông cụ vui vẻ bảo:
- Bác đây mà.
- Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy mới được vào mà !
Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt :
- Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác ?
Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo :
- Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.
b, Phiếu bài tập:
- Tên bài đọc: Bảo vệ như thế là rất tốt
- Thông tin: Trích trong tập Bác Hồ kính yêu
- Việc làm: Bác Hồ khen ngợi anh bảo vệ có trách nhiệm dù anh ấy đã hỏi giấy tờ của Bác.
=> Bác Hồ là người tuân thủ kỉ luật, biết phân biệt đúng sai rõ ràng
2. Giải ô chữ sau:
Gợi ý trả lời:
Giải ô chữ:
2- ngâu
4- vạn tuế
5- nhài
6- hồng
7- đào
8- ban
Hàng dọc: Cây và hoa
Trên đây là cách soạn Tiếng việt 2 Bài 4: Cây và hoa bên lăng Bác thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!