Đăng ký

Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài học “Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.

--------------------------

I. Chuẩn bị

1. Địa điểm

Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp với vị trí, điều kiện của trường: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thảm cầm viên,…

2. Dụng cụ

Dán nhãn mẫu gồm các thông tin:

  • Tên loài

  • Địa điểm thu thập

  • Môi trường sống

  • Ngày lấy mẫu

  • Học sinh lấy mẫu

3. Yêu cầu

  • Quan sát theo nhóm hoàn thành bài thu hoạch.

  • Chấp hành nghiêm túc các quy định của buổi ngoại khóa và hướng dẫn của giáo viên.

  • Trang phục gọn gàng, phù hợp.

  • Lưu ý một số sinh vật có thể gây độc.

II. Cách tiến hành

1. Hướng dẫn chung

- Quan sát cơ thể và các bộ phận của sinh vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.

- Chụp ảnh, ghi chép lại các thông tin tên loài, môi trường sống, số lượng, kích thước các loài.

- Thu lại mẫu đã quan sát nếu có thể, làm tập san.

2. Tìm hiểu về thực vật và động vật

a) Quan sát môi trường sống, vai trò của thực vật và động vật.

b) Quan sát hình thái, phân loại một số nhóm thực vật và động vật.

  • Quan sát đặc điểm hình thái và dựa vào các đặc điểm đặc trưng của các ngành/lớp thực vật, động vật đã học để tiến hành phân loại.

  • Tìm và ghi lại các đặc điểm hình thái phù hợp với môi trường sống.

c) Cách bắt thả mẫu

  • Ở nước: Dùng vợt bắt động vật thủy sinh để vớt lên rồi chuyển sang khay nước.

  • Động vật biết bay, nhảy: Dùng vợt bắt bướm, cần khóa vợt để giữ.

  • Dùng tay bắt trực tiếp với động vật an toàn, dùng panh kẹp để bắt các loài đốt, cắn hoặc tiết ra chất độc.

III. Thu hoạch

Câu hỏi 1: Trưng bày, giới thiệu với bạn mẫu vật và ảnh chụp các loài động vật, thực vật quan sát được. Có thể lựa chọn các hình thức sau: tập san, hộp bí mật, … để hoàn thành sản phẩm của nhóm.

Trả lời:

Học sinh tự liên hệ bản thân.

Câu hỏi 2: Kể tên các loài thực vật em đã quan sát được.

Trả lời:

Những loài thực vật em đã quan sát được như: Rêu, dương xỉ, thông, chanh,...

Câu hỏi 3: Nhóm thực vật và động vật nào em gặp nhiều nhất, ít nhất hoặc không quan sát thấy?

Trả lời:

Thực vật quan sát được nhiều nhất là thực vật hạt kín vì số lượng rất lớn lên đến 10300 loài, ít gặp là thực vật hạt trần với số lượng 69 loài.

Nhóm động vật không xương sống gặp nhiều nhất vì khoảng 95% động vật đã biết thuộc nhóm động vật không xương sống. Các loại động vật sống sâu dưới đáy đại dương sẽ không quan sát được, mà phải thông qua các phương tiện khoa học nghiên cứu.

Câu hỏi 4: Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu phiếu học tập số 1 với khoảng từ 5 đến 10 loài thực vật em đã quan sát được.

Trả lời:

Tên cây

Môi trường sống

Đặc điểm

Vị trí phân loại

Vai trò

Rễ cây

Thân cây

Cơ quan sinh sản

Rêu

Nơi ẩm ướt, ít ánh sáng

Rễ giả

Thân giả

Bào tử

Rêu

Giữ ấm đất, làm thức ăn một số động vật

Lông culi

Nơi ẩm ướt, ít ánh sáng

Rễ chùm

Chưa có thân cây

Bào tử

Dương xỉ

Làm thuốc

Thông

Đồi núi, khí hậu ôn đới

Rễ cọc

Cây gỗ

Hạt lộ ra

Hạt trần

Làm gỗ

Chanh

Trên đất, khí hậu nhiệt đới

Rễ cọc

Thân gỗ nhỏ, bụi thấp

Có hoa, quả chứa hạt kín bên trong

Hạt kín

Thực phẩm

Lúa

Trên đất, ruộng ngập nước, khí hậu nhiệt đới

Rễ chùm

Thân dạ

Có hoa, hạt kín

Hạt kín

Lương thực

Hoa hồng

Trên đất, nóng ẩm

Rễ chùm

Thân gỗ, bụi thấp

Có hoa, quả bao kín hạt

Hạt kín

Trang trí

 

 

Câu hỏi 5: Trong các loài thực vật em đã quan sát, loài nào có kích thước nhỏ nhất, loài nào có kích thước lớn nhất? Em có nhận xét gì về kích thước các loài thực vật quanh em.

Trả lời:

Trong các loài thực vật em đã quan sát, cây thông có kích thước lớn nhất, rêu có kích thước nhỏ nhất.

Kích thước các loài thực vật rất đa dạng, có những loài phải dùng kính lúp để soi rõ các bộ phận, có những loài kích thước rất to lớn.

Câu hỏi 6: Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu phiếu học tập số 2 với khoảng 5 đến 10 loài động vật em đã quan sát được.

Trả lời:

Tên động vật

Môi trường sống

Đặc điểm hình thái nổi bật

Vị trí phân loại

Vai trò

Cá chép

Nước ngọt

Thân hình dẹp, thon nhon, có vây bơi

Lớp cá

Thực phẩm

Ếch

Nước ngọt

4 chân có màng bơi giữa các ngón, da trơn ẩm ướt

Lưỡng cư

Thực phẩm

Ong mật

Trên mặt đất

Chân phân đốt, có 4 cánh, màu nâu vàng

Chân khớp

Dược phẩm

Giun đất

Trong đất

Cơ thể phân đốt, màu nâu

Giun đốt

Nông nghiệp

Trai

Dưới nước

Vỏ cứng 2 nắp bảo vệ thân mềm

Thân mềm

Thực phẩm, trang sức

Vịt

Trên mặt đất

Có cánh, có lông vũ bao phủ cơ thể

Chim

Thực phẩm, nguyên liệu sản xuất

 

Câu hỏi 7: Em hãy nhận xét sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau và độ đa dạng sinh học ở khu vực em quan sát.

Trả lời:

- Sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau là rất khác nhau. Do các loài sinh vật thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên sẽ có sự phân bố khác nhau giữa các môi trường.

- Độ đa dạng sinh học khu vực em quan sát khá thấp vì môi trường thành thị, còn ít các chỗ trống cho các loài sinh vật phát triển.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này! 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe