Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
1. Lực tiếp xúc
Câu hỏi 1: Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?
Gợi ý trả lời:
Khi nâng tạ:
-
Vật gây ra lực: tay của người
-
Vật chịu tác dụng của lực: quả tạ
Khi đá bóng:
-
Vật gây ra lực: chân của cầu thủ đá bóng
-
Vật chịu tác dụng của lực: quả bóng
Câu hỏi 2: Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống
Gợi ý trả lời:
-
Khi ta bê một hộp quà
-
Khi ta mở cửa phòng
-
Khi ta vác một cái cây
2. Lực không tiếp xúc
Câu hỏi 1: Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm. Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?
Gợi ý trả lời:
-
Viên bi sắt bị kéo về phía nam châm vì nam châm có lực hút, nó tác dụng lên viên bi và kéo viên bi về phía nó.
-
Hình 38.2: nam châm là vật gây ra lực (lực hút của nam châm), còn viên bi sắt là vật chịu tác dụng của lực
-
Hình 37.2: Trái Đất là vật gây ra lực (lực hút của Trái Đất), còn quả táo là vật chịu tác dụng của lực
-
Các vật bên trên không có sự tiếp xúc với nhau.
Câu hỏi 2: Theo em có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2
Gợi ý trả lời:
Sự khác biệt:
-
Hình 38.1a: lực tác dụng giữa hai vật có tiếp xúc với nhau.
-
Hình 38.2: lực tác dụng giữa hai vật không có sự tiếp xúc với nhau
Câu hỏi 3: Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống
Gợi ý trả lời:
-
Lực hút của Trái Đất đối với các vật trên Trái Đất
-
Lực hấp dẫn của Trái Đất, làm cho các vệ tinh quay xung quanh Trái Đất
-
Lực hút của nam châm, hút các vật bằng sắt ở cự li nhất định.
Bài tập
Câu hỏi 1: Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Gợi ý trả lời:
-
Lực tiếp xúc: nâng tạ, đá bóng, bê hộp, vác cây…
-
Lực không tiếp xúc: lực hút của nam châm, lực hút của Trái Đất
Câu hỏi 2: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. I.ực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Gợi ý trả lời:
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
Câu hỏi 3: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng,
C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.
Gợi ý trả lời:
C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn.
Với bài soạn KHTN lớp 6 bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trên, các bạn học sinh sẽ biết cách phân biệt và nhận dạng các loại lực, cũng như biết cách ứng dụng chúng vào trong thực tế. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn chuẩn bị bài đầy đủ hơn trước khi đến lớp!