Đăng ký

Bài 38: Đa dạng sinh học

Bài học “Đa dạng sinh học” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.

--------------------------

Câu hỏi mở đầu: Sự tồn tại của bất cứ loài sinh vật nào cũng đóng một vai trò nhất định trong tự nhiên và góp phần tạo nên đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng như thế nào và tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?

Trả lời:

Đa dạng sinh học giúp cân bằng hệ sinh thái trên Trái Đất, giúp duy trì và ổn định sự sống; đồng thời cung cấp nguồn nước, lương thực, tạo môi trường sống thuận lợi cho con người. Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người trên Trái đất.

I. Đa dạng sinh học là gì?

Câu hỏi: Quan sát Hình 38.1 và 38.2 hãy lấy ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật.

Trả lời:

Đa dạng thực vật: lúa, ngô, khoai, nho, cam, chanh, dừa, keo, bạch đàn,…

Đa dạng động vật: Rắn, mèo, chó, chim, cá, tôm, cua,…

II. Vai trò của đa dạng sinh học

1. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

Câu hỏi 1: Quan sát hình 38.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất.

a.Cú mèo

b. Thực vật

Trả lời:

a) Khi cú mèo bị giảm số lượng hoặc biến mất thì số lượng loài chuột sẽ tăng lên. Chúng sẽ tranh giành và ăn hết thức ăn của loài thỏ và dê, phá hoại thực vật. Khi đó làm số lượng thỏ và dê cũng giảm đi đồng thời các loài động vật ăn thịt  sử dụng thỏ, dê làm thức ăn như chó rừng, sư tử hay mèo rừng cũng giảm số lượng.

b) Khi thực vật bị giảm số lượng hoặc biến mất thì những loài ăn thực vật như chuột, thỏ, dê sẽ không có đủ thức ăn. Khi đó số lượng loài của chúng sẽ giảm kéo theo những loài động vật ăn thịt cũng giảm về số lượng.

2. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người

Câu hỏi: Kể tên các loài thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

Trả lời:

Thực phẩm nguồn gốc từ động vật, thực vật: thịt, trứng, sữa, phô mai, cơm, hoa quả,…

Đồ dùng có nguồn gốc từ động vật, thực vật: tủ, giường, áo khoác, chăn bông, vải lụa, đàn piano,…

III. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

1. Nguyên nhân

Câu hỏi 1: Quan sát hình 38.7 và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

Trả lời:

Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:

  • Do con người sử dụng hóa chất gây tác động xấu đến thực vật và động vật xung quanh

  • Con người săn bắt động vật hoang dã

  • Chặt phá rừng tự nhiên

  • Cháy rừng, núi lửa, động đất, các thảm họa thiên nhiên khác, ...

Câu hỏi 2: Kể thêm các hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.

Trả lời:

Một số hoạt động khác của con người:

  • Dùng điện, thuốc nổ đánh bắt cá.

  • Săn bắt quá mức động vật, thực vật hoang dã.

  • Làm ô nhiễm môi trường.

  • Xây dựng các công trình phá vỡ các hệ sinh thái.

2. Hậu quả

Câu hỏi: Quan sát hình 38.8 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Phá rừng gây suy giảm đa dạng sinh học như thế nào? Phân tích những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra.

b) Nêu thêm những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học, từ đó cho biết vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học.

Trả lời:

a) Phá rừng làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật. Đồng thời gây ra sạt lở đất và lũ lụt, khi không có cây để chắn lũ và giữ nước, làm nhiệt độ môi trường tăng lên, không khí giảm lượng oxy, tăng cacbonic làm nhiều loài bị suy giảm.

b) Tác hại của suy giảm đa dạng sinh học:

  • Gây đến sự tuyệt chủng của một số loài động vật, thực vật quý hiếm.

  • Lây lan các dịch bệnh từ tự nhiên.

  • Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo.

  • Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

IV. Bảo vệ đa dạng sinh học

Câu hỏi 1: Quan sát hình 38.9, nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và tác dụng của mỗi biện pháp đó. Kể thêm các biện pháp khác.

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

  • Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

  • Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

  • Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.

  • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

  • Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

  • Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, hạn chế ô nhiễm.

Câu hỏi 2: Thực hiện tuyên truyền và thực hiện các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ...

Trả lời:

Học sinh trao đổi với nhau, với người thân, người quen biết về các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ...

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Đa dạng sinh học” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!
 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe