Đăng ký

Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên

Bài học “Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.

--------------------------

I. Chuẩn bị

1. Địa điểm

Địa điểm đa dạng về môi trường sống, có độ đa dạng sinh học cao và đảm bảo an toàn: vườn cây, vườn thực nghiệm, công viên, vườn thú,...

2. Dụng cụ

- Ống nhòm, kính lúp, máy ảnh.

- Vở, bút ghi chép.

- Tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên.

3. Yêu cầu

Tuân thủ các quy định an toàn và hướng dẫn của giáo viên. Nghiêm túc hoàn thành bài thu hoạch.

Ghi chép lại các thông tin quan sát được.

II. Cách tiến hành

Bước 1: Quan sát động vật ở các khu vực khác nhau. Tiến hành quan sát, chụp ảnh, ghi chép tên các loài động vật và môi trường sống.

Bước 2: Quan sát màu sắc, hình dạng, đặc điểm đặc trưng của các loài động vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.

Bước 3: Quan sát sự di chuyển của các loài động vật. Cách thức di chuyển: đi, chạy, bơi, nhảy,… Cơ quan di chuyển: chân, cánh, vây,….

III. Thu hoạch

Câu hỏi 1: Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:

Trả lời:

STT

Tên động vật quan sát được

Môi trường sống

Đặc điểm

1

Tôm

Dưới nước

Chân phân đốt

2

Cua

Dưới nước

Chân phân đốt

3

Dưới nước

Cơ thể hình thoi, dẹp 2 bên, có vây bơi

4

Chim

Trên cạn

Có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh

5

Trên cạn

Có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh

6

Trâu

Trên cạn

Có 4 chân móng guốc

7

Giun đất

Trong đất

Màu nâu sẫm, cơ thể tròn, dài, phân đốt.

Câu hỏi 2: Trả lời câu hỏi:

a. Trong khu vực quan sát nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.

b. Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.

c. Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường (Hình 37.2). Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lợi gì cho động vật?

Trả lời:

a) Nhóm động vật có xương sống gặp nhiều nhất, động vật không xương sống gặp ít nhất.

  • Cá cơ thế hình thoi, dẹp hai bên, bơi bằng vây và đuôi, kích thước đa dạng.

  • Chim có lông vũ bao phủ, có cánh, bay bằng đập sải cánh, kích thước đa dạng.

  • Trâu có 4 chân móng guốc, đi bằng chân, kích thước lớn.

b) Động vật có ích cho cây: Giun đất đào xới giúp đất tơi xốp thoáng khí, ong thụ phấn hoa cho các cây cách xa nhau, chim bắt sâu ăn hại trên cây,…

Động vật có hại cho cây: Sâu ăn lá, hoa, quả của cây; Kiến ăn mầm hạt đang lên cây non; ốc bươu vàng ăn lúa; …

c) Ví dụ những loài động vật: tắc kè, cá ngựa, mực, bọ ngựa, ...

Những đặc điểm về màu sắc và hình dáng đó giúp chúng ngụy trang trong môi trường, tránh bị kẻ thù hoặc con mồi phát hiện.

Câu hỏi 3: Chia sẻ những hình ảnh về động vật em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài em đã quan sát được.

Trả lời:

Học sinh tự liên hệ bản thân.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này! 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe