Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
Bài học “Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.
--------------------------
I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x - Ống nhỏ giọt
- Lam kính - Giấy thấm
- Lamen - Cốc thủy tinh
2. Mẫu vật
Nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có ánh sáng rọi tới được lấy cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm rạ, cỏ khô cắt nhỏ. Đặt lọ ở chỗ có ánh sáng trong một thời gian ngắn.
II. Cách tiến hành
- Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh.
- Bước 2: Làm tiêu bản, dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong cốc thủy tinh, rồi nhỏ 1-2 giọt lên lam kính, đậy lamen lại, sử dụng giấy thấm để thấm nước thừa trên lam kính.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x.
- Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày ở vật kính 40x.
III. Thu hoạch
Câu hỏi 1: Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được.
Trả lời:
Trùng roi: | |
Trùng đế giày: |
Câu hỏi 2: Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày?
Trả lời:
- Trùng roi: một số có có màu xanh, có roi dài đính bên ngoài bế bào.
- Trùng đế giày: hình giống đế giày, không có màu xanh, không có roi dài, thay vào đó là có rất nhiều các lông bơi nhỏ bên ngoài tế bào.
Câu hỏi 3: Trùng roi và trùng giày di chuyển bằng bộ phận nào trong cơ thể?
Trả lời:
-Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
-Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.
Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!