Đăng ký

Bài 3: Cây dừa

I. Khởi động

Câu hỏi: Trao đổi với bạn về một loài cây được trồng nhiều ở địa phương em

Trả lời:

Loài cây được trồng nhiều ở địa phương em chính là cây lúa. Đây là cây lương thực đem lại gạo để ăn cho con người. Lúa cũng là cây lương thực phát triển kinh tế ở đất nước ta.

II. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Dàn nhạc mùa hè

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

Trời trong đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Đứng cạnh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Trần Đăng Khoa

Câu hỏi 1: Quả dừa, lá dừa được so sánh với những gì?

Trả lời:

- Quả dừa được so sánh với đàn lợn con

- Lá dừa được so sánh với chiếc lược

Câu hỏi 2: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (mây, gió, trăng, sao) như thế nào?

Trả lời:

Cây dừa gắn bó với thiên nhiên: dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng, hoa nở cùng sao, tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.

Câu hỏi 3: Tác giả quan sát cây dừa bằng những cách nào?

Trả lời:

Tác giả quan sát cây dừa bằng mắt, tai, miệng

- Mắt (nhìn thấy màu xanh của cây dừa, màu bạc phếch của thân dừa,..)

- Tai (nghe thấy tiếng động từ cây dừa “tiếng dừa làm dịu nắng trưa)

- Miệng (nếm được vị nước ngọt, mát lành của dừa)

Câu hỏi 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Em thích hình ảnh “Tàu dừa giống chiếc lược chải vào mây xanh” vì em cảm thấy đây là sự liên tưởng rất thú vị, sinh động.

Cùng sáng tạo: Vui cùng con chữ: Viết tiếp hoặc sáng tác 2 – 4 dòng thơ ngắn về một loài cây hoặc một loài hoa mà em thích:

Trả lời:

* Bàng xoè ô

Che bóng mát

Chim vui hát

Giữa sân trường.

* Bông đào nhỏ

Cánh hồng tươi

Thấy hoa cười

Là tết đến.

* Hoa mai vàng

Xoè năm cánh

Lung linh nắng

Đón xuân sang.

2. Viết

Hướng dẫn viết:

* Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét cong phải và nét lượn ngang.

* Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ dọc 2, phía dưới đường kẻ ngang 3, viết nét cong trái, viết tiếp nét cong phải rồi đổi chiều bút, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt ngang nét cong phải, tạo thành 1 vòng xoắn ở chân chữ, dừng bút giữa đường kẻ ngang 1 và 2, đường kẻ dọc 3 và 4.

3. Dựa vào tranh vẽ, tìm 3 - 4 từ:

a. Chỉ sự vật

b. Chỉ hoạt động

Trả lời:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: ngư dân, người dân, con chó, con chim, ngọn núi, con thuyền, con cá,…

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: bay (chim), chạy (chó), bán cá, mua cá, khiêng cá,…

4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu a. Đặt 2 – 3 câu nói về hoạt động của người, con vật trong tranh ở bài tập 3.

M: Đàn chim hải âu đang bay lượn.

Trả lời:

Ngư dân đang bày bán cá.

Người dân đang mua hải sản.

Ngư dân đang quăng lưới đánh cá.

Câu b. Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu?

M: Trên trời, đàn chim hải âu đang bay lượn.

Trả lời:

Trên bờ biển, ngư dân đang bày bán cá.

Trên bờ biển, người dân đang mua hải sản.

Xa xa trên biển, ngư dân đang quăng lưới đánh cá.

Câu c. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi □. Viết hoa chữ đầu câu.

Thuyền lớn □ thuyền nhỏ chở trái cây từ khắp các ngả về đậu đầy mặt sông □ tiếng cười nói □ tiếng gọi nhau í ới □

Theo Hồng Anh

Trả lời:

Thuyền lớn, thuyền nhỏ chở trái cây từ khắp các ngả về đậu đầy mặt sông. Tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới.

Vận dụng

Câu hỏi: Thi kể tên các món ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ dừa theo gợi ý:

Trả lời:

Những món ăn làm từ dừa là: mứt dừa, thịt kho tàu, kẹo dừa,…

Những đồ dùng, đồ chơi làm từ dừa là: cái gáo, hộp bút, con châu chấu (đồ chơi làm từ lá dừa), cái ấm,…

Trên đây là cách soạn Tiếng Việt lớp 2, Tuần 31 - Bài 3 “Cây dừa” trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Tags

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe