Bài 26 Sinh sản của vi sinh vật
Bài 26 Sinh sản của vi sinh vật
Trong bài viết này Cunghocvui sẽ giới tới các bạn một nội dung học rất quan trọng và bổ ích về nội dung sinh sản của vi sinh vật lớp 10!
I. Lý thuyết?
1. Định nghĩa
Sinh sản của vi sinh vật là quá trình tăng trưởng về số lượng các loài vi sinh. Trong đó các cá thể được sinh ra có sự vượt trội về số lượng lẫn chất lượng. Tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật được đánh giá ở mức cao mà mật độ dày tính theo giờ.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
a. Phân nhánh và nảy chồi:
- Diễn biến: Một phần cơ thể mẹ lớn nhanh hơn các phần khác để tạo chồi. Chồi có thể sống bám vào cơ thể mẹ tạo thành nhánh hoặc sống độc lập.
- Đối tượng: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
b. Bào tử:
* Ngoại bào tử:
- Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng, sau đó sẽ phát tán, tạo thành cơ thể mới.
- Đại diện: vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus).
- Bào tử sinh sản chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.
* Bào tử đốt:
- Sợi dinh dưỡng phân đốt tạo thành bào tử.
- Đại diện: xạ khuẩn (Actinomycetes).
* Nội bào tử:
- Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore).
- Nội bào tử vi khuẩn không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào.
- Nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.
- Đại diện: vi khuẩn lam, vi khuẩn than…
3. Nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản của vi sinh vật:
- Dinh dưỡng
Vi khuẩn chủ yếu lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. Các môi trường nuôi dưỡng nhân tạo cần cung cấp đầy đủ năng lượng, các vật liệu xây dựng tế bào, cụ thể phải đáp ứng các yếu tố sau:
-
Có các chất dinh dưỡng thích hợp và các nguyên tố khác cần thiết để tạo chất nguyên sinh, bao gồm có các nguồn thức ăn cacbon, nitơ, chất khoáng, các nguyên tố khác.
-
Có môi trường thông khí thích hợp, là thông khí bình thường hay gia tăng cacbonic hoặc đuổi hết khí oxy.
-
pH môi trường thích ứng.
-
Độ ẩm đủ
-
Điều kiện nuôi cấy thích hợp.
- Nhu cầu
+ Nhu cầu năng lượng: Môi trường phải chứa những chất cần thiết để vi khuẩn chuyển hóa, tạo năng lượng cần thiết cho vi khuẩn tổng hợp chất sống và di động.
+ Ba nguồn năng lượng được vi khuẩn sử dụng là ánh sáng, chất vô cơ và chất hữu cơ. Năng lượng sẽ được tạo ra qua một trong 3 cơ chế: lên men trong vi khuẩn kỵ khí, hô hấp trong vi khuẩn hiếu khí và quang hợp trong vi khuẩn quang tổng hợp.
+ Một điểm chung là năng lượng quang hợp hay năng lượng hóa học đều được biến thành ATP, một chất giàu năng lượng, sử dụng được bởi tất cả tế bào theo những hệ thống giống như ở sinh vật bậc cao.
+ Chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng có thể là thiết yếu (nếu không có thì tế bào không tăng trưởng được) và có thể là có ích nhưng không phụ thuộc (nếu có thì được vi khuẩn sử dụng nhưng không bắt buộc).
+ Nuôi cấy vi khuẩn: Có một số loại phương pháp nuôi cấy vi khuẩn được lựa chọn dựa trên tác nhân được nuôi cấy và sử dụng phổ biến.
4. Các hình thức sinh sản
- Đối với vi sinh vật nhân sơ thì chủ yếu sinh sản theo phương pháp nhân đôi, nguyên phân hoặc giảm phân.
- Đối với sinh vật nhân thực chủ yếu sinh sản theo phương pháp hình thành bào tử.
III. Bài tập về sinh sản của vi sinh vật
1. Những dạng khuẩn lạc nào sau đây có khả năng gây bệnh?
a. Nhầy b. Khô c. Nhẵn d. Xù xì
2. Mục đích nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường phân lập để làm gì?
a. Để xem đặc tính và hình thái của khuẩn lạc
b. Xác định độc lực
c. Xác định tính chất sinh hóa
d. Định danh vi khuẩn
3. Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào?
a. Tiềm phát. b. Lũy thừa. c. Cân bằng d. Suy vong.
4. Loại type virus cúm nào sau đây lây lan nhanh?
a. Cúm A H5N1 b. Cúm A H1N1 c. Cúm A H7N1 d. Cúm A H9N1
5. Loại cúm nào sau đây KHÔNG lây lan từ người sang người:
a. Cúm A H1N1 b. Cúm A H3N1 c. Cúm A H5N1 d. Cúm A H2N3
6. Phát biểu nào sau đây đúng về đột biến kháng nguyên?
a. Antigen drift là đột biến một phần có liên hệ về mặt huyết thanh học tại một thời điểm virus lưu hành.
b. Antigen shift là đột biến hoàn toàn không còn liên hệ về mặt huyết thanh học tại một thời điểm lưu hành.
c. Đột biến thường xảy ra khi virus gây nhiễm cho người và động vật
d. Tất cả đều đúng.
7. Bệnh phẩm nào sau đây KHÔNG thường dùng để phân lập virus cúm?
a. Nước rửa mũi họng b. Máu c. Đàm d. Mẫu sinh thiết phổi
8. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về virus sởi?
a. Virus sởi thuộc họ Paramyxo
b. Gây bệnh cấp tính thường gặp ở thanh thiếu niên
c. Bệnh có đặc điểm lâm sàng sốt cao, phát ban dạng sẩn và viêm lông.
d. Nuôi cấy được trên phôi gà, tế bào Hela
9. Virus sởi thuộc giống nào sau đây?
a. Morbillivirus b. Myxo c. Paramyxo d. Herpesviridae
10. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về virus quai bị (Mumps virus)?
a. Thuộc nhóm Paramyxovirus
b. Thường gây viêm tuyến mang tai hay viêm tuyến nước bọt nung mủ
c. Có thể gây vô sinh ở nam và nữ
d. Bị bất hoạt bởi formalin, ether, chloroform.
11. Điều nào sau đây đúng về dịch tễ học về bệnh quai bị?
a. Virus quai bị xảy ra khu trú ở một số vùng nhất định
b. Gây bệnh ở người và một số động vật khác
c. Lây lan qua đường hô hấp
d. Chỉ gây bệnh ở trẻ em
12. Virus Herpes nào sau đây được xếp vào họ alpha?
a. b. c. d. Varicella – Zoster Herpes simplex type 1 và 2 Human Herpes 7 và 6 Epstein – Barr
13. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG là đặc điểm của virus Herpes?
a. Gây nhiễm trùng tiềm tàng
b. Thường hay tái nhiễm
c. Sinh tổng hợp và lắp ghép ADN bắt đầu ở nhân tế bào
d. Virus Herpes có liên quan mật thiết đến một số bệnh ung thư.
14. Điểm nào sau đây KHÔNG là điểm khác nhau của Rubella và virus sởi?
a. Lây truyền qua đường hô hấp
b. Phát ban
c. Nhân ARN
d. Dị dạng bẩm sinh
15. Biểu hiện sinh trưởng của vi khuẩn ở pha suy vong là?
a. Số lượng được sinh ra cân bằng số lượng chết đi.
b. Số lượng chết đi ít hơn số lượng sinh ra.
c. Số lượng được sinh ra ít hơn số lượng chết đi
d. Không có chết , chỉ có sinh ra.
16.Vi sinh vật nào sau đây có lối sống kị khí bắt buộc?
a. Nấm men.
b. Vi khuẩn uốn ván
c. Amip.
d. Nấm rơm.
17. Phần lớn vi khuẩn sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây?
a. Nhóm ưa lạnh.
b. Nhóm ưa ẩm
c. Nhóm ưa nhiệt.
d. Nhóm ưa siêu nhiệt.
18. Trong các hình thức sinh sản nào sau đây của vi khuẩn là đơn giản nhất?
a. Nguyên phân.
b. Giảm phân.
c. Phân đôi
19. Đặc điểm của nuôi cấy không liên tục là gì?
a. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
b. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa
c. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa.
d. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải.
20. Đặc điểm của nuôi cấy liên tục là gì?
a. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
b. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa.
c. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa.
d. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải
21. Kết tụ Kết tủa Kết hợp bổ thể Trung hòa quá trình phân chia tế bào vi khuẩn theo kiểu nào?
a. Nhị phân
b. Giảm phân
c. Giản phân
d. Trực phân
22. Nhiễm sắc thể tế bào vi khuẩn có cấu tạo như thế nào?
a. AND sợi kép, vòng, xoắn cuộn lại
b. AND sợi đơn, vòng, xoắn cuộn lại
c. ARN sợi kép, vòng , xoắn cuộn lại
d. ARN sợi đơn, vòng, xoắn cuộn lại
23. Vi khuẩn muốn gây bệnh cần có số lượng?
a. Nhiều
b. Ít
c. Tùy từng loại vi khuẩn
d. Khả năng độc lực và sự gia tăng dân số
24. Cơ chế của sự đột biến một cách tự nhiên là gì?
a. Sự đứt gãy cầu nối đường phosphate
b. Sự hổ biến của các base
c. Sự thay thế cặp base này bằng cặp base khác
d. Sự thay thế nhiều cặp base
25. Virus nào sau đây KHÔNG gây nhiễm trùng hô hấp trên?
a. Orthomyxovirus b. Paramyxovirus c. Togavirus d. Papovavirus
Hy vọng rằng với những kiến thức mới nêu các hình thức sinh sản của vi sinh vật trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn!