Đăng ký

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Thông qua bài học KHTN lớp 6 bài 22: Phân loại thế giới sống - Bài học thuộc chương trình giảng dạy của bộ sách Chân trời sáng tạo dưới đây, bạn sẽ biết cách phân loại thế giới sống, các cấp bậc phân loại sinh vật và các giới hiện nay. Mời bạn đón đọc tại đây!

1. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

Câu hỏi 1: Kể tên một số sinh vật trong hình 22.1. Từ đó, em hãy nhận xét về thế giới sống.

Gợi ý trả lời:

Một số sinh vật trong hình 22.1: Khỉ, bươm bướm, nhện, rùa, cá, cò, bọ, cây hoa sen, cây dương xỉ, cây thông và vi khuẩn, trùng giày

=> Nhận xét: Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp.

Câu hỏi 2: Thế giới sống có thể được phân loại theo những tiêu chí nào? Trên cơ sở đó, em hãy phân loại các sinh vật trong hình 22.1

Gợi ý trả lời:

Thế giới sống được phân loại theo những tiêu chí sau:

  • Đặc điểm tế bào: Tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực

  • Mức độ tổ chức cơ thể: Cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

  • Môi trường sống: Môi trường nước, môi trường cạn

  • Kiểu sinh dưỡng: Tự dưỡng, dị dưỡng.

Phân loại các sinh vật trong hình 22.1

* Về đặc điểm tế bào:

  • Nhân sơ: Vi khuẩn

  • Nhân thực: Khỉ, nhện, rùa, bươm bướm, con bọ, cá, cò, trùng giày, cây dương xỉ, cây thông, cây hoa súng.

* Về mức độ tổ chức cơ thể:

  • Đơn bào: Vi khuẩn, trùng giày.

  • Đa bào:  Khỉ, nhện, rùa, bươm bướm, con bọ, cá, cò, cây dương xỉ, cây thông, cây hoa súng.

* Về môi trường sống:

  • Môi trường nước: Cá, hoa súng, vi khuẩn, trùng giày, con rùa

  • Môi trường trên cạn: Nhện, khỉ, bươm bướm, con bọ, cò, cây dương xỉ, cây thông.

* Về kiểu dinh dưỡng:

  • Tự dưỡng: Dương xỉ, cây thông, cây hoa súng.

  • Dị dưỡng: Khỉ, nhện, bướm, bọ, cá, vi khuẩn, cò, trùng giày.

2. Các cấp bậc phân loại sinh vật

Câu hỏi 1: Quan sát hình 22.2, em hãy kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống

Gợi ý trả lời:

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao trong thế giới sống: loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới.

Câu hỏi 2: Từ cách phân loại loài Gấu đen châu mỹ, em hãy cho biết các bậc phân loại của loài Gấu trắng trong hình 22.3

Gợi ý trả lời: 

Các bậc phân loại của loài gấu trắng:

  • Loài: Gấu trắng

  • Giống: Gấu

  • Họ: Gấu

  • Bộ: Ăn thịt

  • Lớp: Động vật có vú

  • Ngành: Dây sống

  • Giới: Động vật

Câu hỏi 3: Quan sát hình 22.4, em hãy cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào?

Gợi ý trả lời: 

Sinh vật có các cách gọi tên sau: 

  • Tên phổ thông: cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu.

  • Tên khoa học: cách gọi tên một loài sinh vật theo chi/giống và tên loài.

  • Tên địa phương: cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền quốc gia.

Câu hỏi 4: Nêu cách gọi tên khoa học của một số loài sau đây, biết

Gợi ý trả lời: 

Tên khoa học một số loài trong bản gồm:

  • Hôm Sapiens - Con người

  • Columba Livia - Chim bồ câu

  • Magnolia Alba - Cây ngọc lan trắng

  • Zea Mays - Cây ngô

3. Các giới sinh vật

Câu hỏi 1: Quan sát hình 22.5, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên một số đại diện sinh vật thuộc mỗi giới

Gợi ý trả lời: 

Sinh vật được chia làm 5 giới:

  • Giới Khởi sinh: sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa dạng. VD: Vi khuẩn E.coli, …

  • Giới Nguyên sinh: sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc cơ thể sinh vật. VD: trùng roi, tảo lục…

  • Giới Nấm: sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn hoặc đa bào, sống dị dưỡng. VD: nấm mốc, nấm men…

  • Giới thực vật: sinh vật có tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống tự dưỡng trong môi trường đa dạng, không có khả năng di chuyển. VD: cây hoa súng, cây cúc, cây thông, cây ngô, cây dương xỉ…

  • Giới Động vật: sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng, có thể di chuyển, môi trường sống đa dạng: tôm, bươm bướm, cá, gà, heo…

Câu hỏi 2: Em có thể phân biệt năm giới sinh vật dựa vào những tiêu chí nào

Gợi ý trả lời: 

Tiêu chí phân biệt 5 giới:

  • Đặc điểm tế bào: Nhân sơ, nhân thực

  • Mức độ tổ chức cơ thể: Đơn bào, đa bào

  • Môi trường sống: Dưới nước, trên cạn

  • Kiểu dinh dưỡng: Dị dưỡng, tự dưỡng.

Câu hỏi 3: Hãy xác định môi trường sống của đại diện các sinh vật thuộc năm giới bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau: 

Gợi ý trả lời: 

Giới

Đại diện

Môi trường sống

Nước

Cạn

Sinh vật

Khởi sinh

Vi khuẩn E.coli

+

+

+

Nguyên sinh

Tảo lục, trùng roi

+

 

+

Nấm

Nấm mốc, nấm men

 

+

 

Thực vật

Cây cúc, thông, ngô…

+

+

+

Động vật

Gà, hổ, báo, mèo…

+

+

+

4. Khóa lưỡng phân

Câu hỏi 1: Quan sát hình 22.6, em hãy nêu các đặc điểm được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình

Gợi ý trả lời: 

Các đặc điểm được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình gồm: Khả năng duy chuyển, có chân hay không và khả năng biết bay. Cụ thể là:

Không có khả năng di chuyển: Cây hoa sen

Có khả năng duy chuyển: cá rô phi, con thỏ và con chim bồ câu.

Có chân: Thỏ, Chim bồ câu.

Biết bay: Chim bồ câu.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết cách xây dựng khóa lưỡng phân trong hình 22.7

Gợi ý trả lời: 

Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, từ đó phân chia chúng thành 2 nhóm đến khi nào mỗi nhóm chỉ còn lại 1 sinh vật.

Câu hỏi 3: Liên hệ việc sắp xếp các loại sách vào giá sách với việc sắp xếp các sinh vật của thế giới tự nhiên vào các nhóm phân loại có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời: 

Việc sắp xếp vào các nhóm phân loại giúp chúng ta tập hợp các cá thế tưởng đồng nhau thành các nhóm khác nhau, cấp độ phân loại càng lớn thì những đặc tính sẽ càng chi tiết, dễ phân biệt và nhận ra các sinh vật với những đặc điểm khác nhau cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu.

Bài tập

Câu hỏi 1: Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự:

A. loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới

B. loài - họ - chi - bộ - lớp - ngành - giới

C. giới - ngành - bộ - lớp - họ - chi - loài

D. giới - họ - lớp -ngành - bộ - chi - loài

Gợi ý trả lời: 

A. loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới

Câu hỏi 2: Tên khoa học của loài người là: Homo sapiens Linnaeus, 1758. Hãy xác định tên giống, loài, tác giả, năm tìm ra loài đó

Gợi ý trả lời: 

Homo sapiens Linnaeus, 1758 => Homo là tên giống, Sapiens là tên loài, tác giả là Linnaeus và năm tìm ra là 1758.

Câu hỏi 3: Quan sát hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết sinh vật đó thuộc giới nào

Gợi ý trả lời: 

Khởi sinh: vi khuẩn

Nguyên sinh: trùng roi

Nấm: cây Nấm

Thực vật: cây phượng. cỏ

Động vật: Con gà, con ong, con ếch

Thông qua bài học KHTN lớp 6 bài 22: Phân loại thế giới sống - Bài học thuộc chương trình giảng dạy của bộ sách Chân trời sáng tạo trên, hi vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích mới. Đừng quên đón đọc các bài soạn khác cùng Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp nhé!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe