Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam
Hình thành:
-
Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I
Phát triển:
-
Từ thế kỉ III-V, là quốc gia phát triển nhất,là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa
-
Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang
Suy vong:
-
Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính
-
Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII
Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam:
-
Chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, nông nghiệp phát triển, gieo một năm, gặt hái ba năm
-
Thủ công nghiệp độc đáo
-
Buôn bán, giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Mã Lai,...
Những tầng lớp trong xã hội Phù Nam: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
Chức năng chính của thành thị Óc Eo: là thương cảng nơi diễn ra các hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Một số thành tựu văn hóa
* Đời sống vật chất:
-
Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
-
Ở: Tập quán ở nhà sàn.
-
Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
-
Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
-
Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
-
Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
Luyện tập
Xác định các mốc thời gian (theo thế kỉ) trong sơ đồ:
-
Thành lập: Cuối thế kỷ II (năm 192)
-
Phát triển: từ thế kỉ thứ III-V
-
Suy yếu: thế kỉ VI
-
Sụp đổ: Cuối thế kỉ X
So sánh tổ chức xã hội của Champa và Phù Nam
Giống nhau: vẫn theo thể chế vua đứng đầu, dưới vua có nhiều tầng lớp xã hội khác nhau như nông dân, quý tộc, thương nhân và thợ thủ công,....
Khác nhau:
Với Champa, nông nghiệp là chính nên nông dân chiếm phần lớp nhưng với Phù Nam do buôn bán, công nghiệp, ngoại thương phát triển nên tầng lớp quý tộc, thương nhân, thợ thủ công giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam