Bài 2: Rừng ngập mặn Cà Mau
Bài học “Rừng ngập mặn Cà Mau” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 thuộc bộ Chân trời sáng tạo giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.
--------------------------
I. Khởi động
Câu hỏi: Nói một vài điều em biết về rừng.
Trả lời:
Một khu rừng hiện diện trong mắt em là nơi có nhiều cây xanh và có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống. Đối với nước ta, rừng là tai nguyên thiên nhiên quan trọng. Ở nước ta, em có biết tên một số khu rừng như rừng Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng tràm Trà Sư, rừng U Minh,... Rừng là “lá phổi xanh” khiến bầu không khí trong lành hơn, điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều loại gỗ quý, rừng cũng ngăn gió bão và chống xói mòn đất,...
II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Rừng ngập mặn Cà Mau
Rừng ngập mặn Cà Mau là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây như đước, mắm, sú vẹt, dừa nước. Đó là nơi sinh sống của cò, le le, chích bông nâu,... Đây cũng là chỗ dừng chân của các loài chim di cư như sếu, bồ nông, cò thìa,...
Trong rừng ngập mặn cũng có khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía,... Rừng ngập mặn đã cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động vật, thực vật. Hằng năm, đất rừng ở đây màu mỡ nhờ phù sa từ các sông rạch đổ về.
Rừng ngập mặn Cà Mau là món quà vô giá mà thiên nhiên tặng cho chúng ta.
Nguyễn Kiên Giang
• Rừng ngập mặn: rừng ở những cửa sông ven biển.
• Chim di cư: loài chim di chuyển theo mùa giữa nơi sinh ra là nơi tránh rét.
• Phù Sa: đất, cát mịn và có nhiều chất màu được cuốn trôi theo dòng nước.
Câu hỏi 1: Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất?
Trả lời:
Ở Việt Nam, rừng ngập mặn lớn nhất là rừng ngập mặn Cà Mau.
Câu hỏi 2: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài đọc.
Trả lời:
- Thực vật: được, mắm, sú vẹt, dừa nước
- Động vật: cò, le le, chích bông nâu, sếu, bồ nông, cò thìa, khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía,...
Câu hỏi 3: Nêu các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau.
Trả lời:
Lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau đó là: Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động, thực vật.
Câu hỏi 4: Theo em, vì sao chúng ta cần bảo vệ rừng?
Trả lời:
Theo em, chúng ta cần bảo vệ rừng bởi vì đó cũng là cách mà chúng ta đang bảo vệ chính môi trường sống của con người. Bởi vì nhớ có rừng, chúng ta mới có nhiều sản vật quý hiếm từ núi rừng; rừng còn giúp điều hòa khí hậu, làm trong lành bầu không khí, rừng ngăn bão lũ, chống xói mòn đất,....
2. Viết
Câu a: Nghe – viết: Rừng ngập mặn Cà Mau (từ Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây đến cò thìa).
Trả lời:
Rừng ngập mặn Cà Mau
Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây như đước, mắm, sú vẹt, dừa nước. Đó là nơi sinh sống của cò, le le, chích bông nâu,... Đây cũng là chỗ dừng chân của các loài chim di cư như sếu, bồ nông, cò thìa,...
Câu b: Viết tên tỉnh (thành phố) nơi em ở.
Trả lời:
tỉnh Bắc Ninh / thành phố Hà Nội / tỉnh Hải Dương / thành phố Hải Phòng / ....
Câu c: Tìm từ ngữ gọi tên từng sự vật dưới đây:
• Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ r, chữ d hoặc chữ gi.
• Chứa tiếng có vần im hoặc vần iêm.
Trả lời:
• Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ r, chữ d hoặc chữ gi: quả dừa, rùa biển, hoa hướng dương, đôi giày
• Chứa tiếng có vần im hoặc vần iêm: đàn chim, hồng xiêm, đường diềm, con nhím
3. Thực hiện các các yêu cầu dưới đây
Câu a. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ quê hương?
• Nơi mình học hành, vui chơi.
• Nơi bố mẹ mình ở, làm việc.
• Nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều đời sinh sống.
Trả lời:
Dòng nêu đúng nghĩa của từ quê hương đó là: Nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều đời sinh sống.
Câu b. Xếp các từ ngữ sau vào 2 nhóm:
• Chỉ sự vật có ở quê hương M: rừng cây
• Chỉ tình cảm đối với quê hương M: mến yêu
Trả lời:
- Chỉ sự vật có ở quê hương: bến cảng, rừng cây, đầm sen, mái đình, phố phường, ruộng lúa
- Chỉ tình cảm đối với quê hương: tự hào, thương nhớ, thân thương, thân thuộc, mến yêu
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu a: a. Đặt 2 – 3 câu có từ ngữ ở bài tập 3b.
Trả lời:
Những từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? Có trong đoạn văn là: mùa đông, xuân sang, hè về, thu đến.
Câu b: Thay dấu bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Để làm gì?
-
Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê ....
-
....., cảnh vật thật thanh bình.
-
Bà đưa em ra vườn .....
Trả lời:
• Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê để thăm ông bà nội.
• Ở quê nội, cảnh vật thật thanh bình.
• Bà đưa em ra vườn hái trái cây.
5. Nói và nghe
Câu a: Đọc lời của các nhân vật trong tranh:
Trả lời:
- Bạn nam: Mình mong bạn sẽ thích món quà này.
- Bạn nữ: Hộp quà đẹp quá! Cảm ơn bạn.
Câu b: Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn phù hợp với từng trường hợp sau:
-
Bà kể cho em nghe một câu chuyện thú vị.
-
Bạn cho em mượn một tập thơ viết về quê hương.
Trả lời:
• Bà kể cho em nghe một câu chuyện thú vị.
- Cháu: Câu chuyện hay quá ạ! Cháu cảm ơn bà đã dành thời gian kể chuyện cho cháu nghe.
- Bà: Nếu cháu thích sau này bà sẽ kể cho cháu nghe nhiều chuyện hơn nữa nhé!
• Bạn cho em mượn một tập thơ viết về quê hương.
- Em: Tập thơ này có nhiều bài thơ hay quá! Cảm ơn cậu đã cho tớ mượn nhé!
- Bạn: Không có gì, cậu thích là được rồi.
6. Thuật việc được tham gia (tiếp theo)
Câu a: Sắp xếp thứ tự tranh phù hợp với các bước trồng cây.
Trả lời:
Thứ tự sắp xếp các bước trồng cây: Tranh 2 – Tranh 4 – Tranh 3 – Tranh 1
Câu b: Nói nội dung mỗi bức tranh bằng một câu.
Trả lời:
- Tranh 2: Đầu tiên, chúng ta cần đào một cái hố nhỏ.
- Tranh 4: Tiếp theo, chúng ta cẩn thận đặt bầu đất vào hố.
- Tranh 3: Rồi chúng ta cẩn thận lấp đất vào hố.
- Tranh 1: Cuối cùng, chúng ta tưới nước cho cây.
Câu c: Viết 4 - 5 câu thuật lại việc trồng cây.
Trả lời:
Trồng cây thực ra là một việc làm vô cùng đơn giản. Đầu tiên, chúng ta cần đào một cái hố nhỏ. Kích thước hố phù hợp với bầu cây. Tiếp theo, chúng ta cẩn thận đặt bầu cây vào hố. Rồi chúng ta cẩn thận lấp đất vào hố. Cuối cùng, chúng ta tưới nước cho cây. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong việc trồng một cái cây.
III. Vận dụng
Câu hỏi 1: Đọc một bài thơ về quê hương:
a. Chia sẻ về truyện đã đọc.
Quê Hương
Tác giả: Đỗ Trung Quân
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. | Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. |
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời:
Viết vào Phiếu đọc sách:
- Tên bài thơ: Quê hương
- Tác giả: Đỗ Trung Quân
- Từ ngữ: “Quê hương mỗi người chỉ một / Như là chỉ một mẹ thôi”
- Hình ảnh: chùm khế ngọt, đường đi học,...
- Cảm xúc: Quê hương là những điều thân thuộc nhất gắn bó với chúng ta. Đọc xong bài thơ em thấy yêu quê hương mình hơn.
Câu hỏi 2: Chơi trò chơi Nhà nông nhí:
a. Thi kể tên các loài cây.
b. Nói với bạn về một loài cây mà em biết.
Trả lời:
a. Một số loài cây: cây lúa, cây khoai, cây ngô, cây cà chua, cây cà pháo, cây ổi, cây bưởi, cây hồng xiêm,...
b. Cây lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Nhờ có người nông dân một nắng hai sương, hằng ngày vất vả mới làm ra cho chúng ta hạt gạo để ăn.
Trên đây là cách soạn Tiếng Việt lớp 2, Tuần 25 - Bài 2 “Rừng ngập mặn Cà Mau” trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!