Đăng ký

Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Phần mở đầu

Câu hỏi phần mở đầu trang

Trả lời:

Đài Thờ Trà Kiệu gợi cho em suy nghĩ về trình độ kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo cùng đời sống văn hóa đa dạng, có sự giao lưu và ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ của cư dân Chăm-pa xưa.

Phần 1: Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa

Câu 1 SGK trang 88

Trả lời:

Vương quốc Chăm Pa được hình thành từ năm 192 tại khu vực thuộc các tỉnh sau: Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định hiện nay.

Câu 2 SGK trang 88

Trả lời:

Các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X là:

  • Từ thế kỉ II đến trước thế kỉ VIII, Người Chăm Pa đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn với kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay)

  • Thế kỉ VIII, kinh đô của Chăm-pa chuyển về phía Nam với tên gọi Vi-ra-pu-ra (Phan Rang, Ninh Thuận ngày nay).

  • Thế kỉ IX - X, người Chăm chuyển kinh đô về Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam hiện nay) với tên là In-đra-pu-ra.

Phần 2: Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

Câu 1 SGK trang 89

Trả lời:

Hoạt động kinh tế chính:

  • Trồng lúa nước

  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm

  • Sản xuất hàng thủ công.

  • Giao thương sôi nổi từ vị trí thuận lợi. Buôn bán các sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kỳ nam, ngọc trai, ngà voi để đổi lấy các mặt hàng thủy tinh, mã não, đồ gốm, gương đồng… 

Câu 2 SGK trang 89

Trả lời:

Nhận xét: 

  • Vương quốc Chăm-pa có bộ máy nhà nước xây dựng theo hướng quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

  • Đứng đầu là vua có quyền lực tối cao, dưới vua là 2 quan đại thần gồm quan văn, quan võ và dưới 2 đại thần là những quan đứng đầu các cấp châu, huyện làng.

Phần 3: Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu 1 SGK trang 90

Trả lời:

Thành tựu văn hóa tiêu biểu Chăm-pa:

  • Chữ viết riêng là chữ Chăm cổ sáng tạo từ cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

  • Tín ngưỡng đa thần, du nhập các nền tôn giáo bên ngoài như Phật Giáo, Hindu Giáo…

  • Kiến trúc, điêu khắc nổi bật với nhiều đền, tháp thờ thần phật: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương…

  • Tổ chức nhiều lễ hội với ý nghĩa cầu nguyện cuộc sống tốt đẹp, mùa màn bội thu, hòa bình, no ấm… 

Câu 2 SGK trang 90

Trả lời:

Những công trình kiến trúc của người Chăm-pa đều gắn liền với:

  • Tôn giáo - tín ngưỡng Phật giáo hoặc Ấn độ giáo như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, Tháp Chăm Bình Định…

  • Chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc tôn giáo của Ấn Độ.

  • Các công trình thường được trang trí tỉ mỉ và sống động từ phù điêu, tượng…

  • Mang giá trị nghệ thuật, lịch sử và thể hiện sự sáng tạo, tài hoa của cư dân người Chăm-pa.

Phần Vận dụng và luyện tập

Câu 1 SGK trang 90

Trả lời:

 

Lĩnh vực

Nội dung chính

Kinh tế

  • Trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chính

  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm

  • Sản xuất hàng thủ công.

  • Giao thương sôi nổi từ vị trí thuận lợi. Buôn bán các sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kỳ nam, ngọc trai, ngà voi để đổi lấy các mặt hàng thủy tinh, mã não, đồ gốm, gương đồng… 

Tổ chức

xã hội

  • Vương quốc Chăm-pa có bộ máy nhà nước xây dựng theo hướng quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

  • Đứng đầu là vua có quyền lực tối cao, dưới vua là 2 quan đại thần gồm quan văn, quan võ và dưới 2 đại thần là những quan đứng đầu các cấp châu, huyện làng.

Thành tựu

văn hóa

  • Chữ viết riêng là chữ Chăm cổ sáng tạo từ cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

  • Tín ngưỡng đa thần, du nhập các nền tôn giáo bên ngoài như Phật Giáo, Hindu Giáo…

  • Kiến trúc, điêu khắc nổi bật với nhiều đền, tháp thờ thần phật: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương…

  • Tổ chức nhiều lễ hội với ý nghĩa cầu nguyện cuộc sống tốt đẹp, mùa màn bội thu, hòa bình, no ấm… 

Câu 2 SGK trang 90

Trả lời:

 

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Cư dân Chăm-pa

Giống

Kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước.

Ngoài ra còn có chăn nuôi, mặt hàng thủ công và đánh cá

Khác

  • Nghề luyện kim được chuyên môn hóa và có sự phát triển trong kĩ thuật đúc đồng, rèn sắt.

  • Nghề thủ công đạt trình độ cao

  • Khai thác lâm thổ sản được phát triển.

  • Hoạt động giao thương trên biển phát triển, trở thành trung tâm buôn bán

Câu 3 SGK trang 90

Trả lời:

Thánh địa Mỹ Sơn

  • Địa chỉ: thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách trung tâm Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.

  • Thuộc một thung lũng hẹp, đường kính khoảng 2km.

  • Là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Chăm-pa.

  • Những đền tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn có tư thế vút cao lên, là biểu tượng của vị vĩ đại, thanh khiết của ngọn núi Mêru.

  • Vật liệu xây dựng là gạch được làm với kỹ thuật cao cực kì tinh tế, họa tiết trên trụ đá kết hợp với tượng tròn cùng phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa trên thần thoại Ấn Độ giáo.

  • Ngoài ra, trên tường gạch ngoài tháp có chạm trổ cực kì tinh xảo đã tạo nên vẻ đẹp mỹ miều sinh động cho nơi đây.

  • Thánh Địa Mỹ Sơn tổng quan có một vẻ uy nghiêm và kì bí, hấp dẫn lạ thường.

  • Năm 1999, tổ chức UNESCO đã công nhận khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới.

Đó là cách soạn lịch sử bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - bài học thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe