Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Nội dung bài soạn KHTN lớp 6 bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào (bài học thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo) dưới đây, sẽ giúp cho mọi người phân biệt và nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo nội dung bài học cụ thể ngay tại đây nhé!
1. Cơ thể đơn bào
Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b
Gợi ý trả lời:
Kết hợp hình 19.1a và hình 19.1b, ta có thể nhận thấy được đặc điểm chung nhất của các cơ thể đơn bào đó là được cấu tạo từ một tế bào.
Câu hỏi 2: Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Trong thực tế, không thể nhìn thấy được trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường bởi vì nó chỉ có kích thước bé như một tế bào và cần các dụng cụ như kính hiển vi, kính lúp mới có thể quan sát được.
Câu hỏi 3: Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên
Gợi ý trả lời:
Trong tự nhiên một số cơ thể đơn bào có thể dễ dàng bắt gặp là: trùng giày, tảo lục, trùng biến hình, vi khuẩn lao,...
2. Cơ thể đa bào
Câu hỏi 1: Em hãy nêu điểm khác về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?
Gợi ý trả lời:
Đối với hình 19.1 chỉ có duy nhất 1 tế bào cấu tạo nên cơ thể của trùng roi còn hình 19.2 vi khuẩn được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.
=> Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau và mỗi tế bào trong cơ thể đều thực hiện các chức năng khác nhau để có thế sinh trưởng.
Câu hỏi 2: Vẽ lại bảng và xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 3: Kể tên một số cơ thể sinh vật mà em không nhìn thấy được bằng mắt thường
Gợi ý trả lời:
Một số cơ thể sinh vật mà em không thể nhìn được bằng mắt thường là nấm, vi khuẩn lao, vi khuẩn E.coli, tảo,...
3. Bài tập
Câu hỏi 1:Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:
a) Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình
Gợi ý trả lời:
Điểm giống nhau của cơ thể đơn bào hay cơ thể đa bào là nó đều được cấu tạo nên từ tế bào
b) Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình
Gợi ý trả lời:
Điểm khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:
-
Cơ thể đa bào được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào có các chức năng khác nhau để phục vụ cơ thể sinh có thể tăng trưởng và phát triển.
-
Cơ thể đơn bào được cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể giúp duy trì sự sống và tăng trưởng cho sinh vật đơn bào.
Câu hỏi 2:Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ. Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Gợi ý trả lời:
Nhóm cơ thể đơn bào | Nhóm cơ thể đa bào |
|
|
Tất cả kiến thức và nội dung trên là toàn bộ gợi ý của bài soạn KHTN lớp 6 bài Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo mà bạn có thể tham khảo. Hãy nhanh tay tham khảo thêm các bài soạn khác của môn KHTN lớp 6 tại Cùng Học Vui để chuẩn bị chu đáo kiến thức trước đến lớp các bạn học sinh nhé!