Đăng ký

Bài 17: Tế bào

1. Khái quát chung về tế bào

Câu hỏi 1: Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì? 

Gợi ý trả lời:

Theo hình 17.1, đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ?

Gợi ý trả lời:

Theo hình 17.7, dưới góc độ của kính hiển vi quang học thì kích thước của tế bài rất nhỏ (1µm, 10µm, 100µm, 1mm, 10mm). Ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường và quan sát các tế bào có kích thước 1µm, 10µm hoặc 100µm bằng kính hiển vi quang học.

Ví dụ:

  • Quan sát tế bào bằng mắt thường: tế bào trứng cá, trứng ếch,...

  • Quan sát tế bào bằng kính hiển vi quang học: tế bào vi khuẩn, tế bào động vật,...

Câu hỏi 3: Hãy cho biết một số hình dạng của tế bào trong hình 17.3?

Gợi ý trả lời:

Trong hình 17.3, ta có thể nhìn thấy được một số hình dạng của tế bào quan sát được là: hình cầu, hình sợi, hình dĩa, hình sao, hình nhiều cạnh, hình thoi,...

Câu hỏi 4: Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Gợi ý trả lời:

Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật là: sự phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cho cơ thể sống trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản. 

Câu hỏi 5: Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi:

a) Nhận biết các thành phần có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

Gợi ý trả lời:

Theo hình 17.4 và hình 17.5, thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, nhân tế bào, chất tế bào và màng nhân.

b) Hãy chỉ  ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Gợi ý trả lời:

Dựa vào hình 17.4 hà hình 17.5, điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: ở tế bào nhân thực có lục lạp, còn tế bào nhân sơ thì không có.

c) Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?

Gợi ý trả lời:

Theo hình 17.4 và hình 17.5, thành phần có trong tế thực vật là lục lạp còn tế bào động vật thì không có

d) Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách nối mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B

Gợi ý trả lời

Kết hợp các thông tin từ cột A và B, ta nối như sau:    1-b          2-c         3-a

e) Tại sao thực vật có khả năng quang hợp

Gợi ý trả lời:

Thực vật có khả năng quang hợp vì trong tế bào của thực vật có thành phần lục lạp, đây chính là bào quan chứa sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để quang hợp.

2. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Câu hỏi 1: Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?

Gợi ý trả lời:

Theo hình 17.6a và hình 17.6b, ta có thể dễ dàng nhận ra được dấu hiệu cho thấy sự lớn lên của tế bào là các tế bào có sự thay đổi về kích thước và hình dạng.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 17.7a, 17.7b hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào?

Gợi ý trả lời: 

Theo hình 17.6a và hình 17.6b, ta có thể thấy rằng, dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào là tế bào khi lớn lên sẽ phân chia thành các tế bào con khác.

Câu hỏi 3: Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n?

Gợi ý trả lời: 

Lần sản sinh đầu tiên 2 tế bào được tạo ra, lần thứ 2 số tế bào được sản sinh ra là 4, cứ thế 8 tế bào được tạo ra ở lần thứ 3. Từ đó có thể dễ dàng xác định Số tế bào con tạo ra lần thứ n là số tế bào lần thứ (n-1)x2.

Câu hỏi 4: Em bé sinh ra nặng 3kg, khi trưởng thành có thể nặng 50kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?

Gợi ý trả lời: 

Theo em trong quá trình trưởng thành, do các tế bào trong cơ thể thực hiện trao đổi chất để không ngừng lớn lên và phát triển đến một kích thước nhất định.

Câu hỏi 5: Quan sát hình 17.8, 17.9, hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Gợi ý trả lời: 

Sự phân chia của tế bào có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh vật nó là cơ sở cho sự lớn lên của sinh và đồng thời giúp thay thế và bổ sung các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

Câu hỏi 6: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?

Gợi ý trả lời: 

Sở dĩ, đuôi thằn lằn có thể tự tái sinh vì các tế bào ở đuôi con thằn lằn phát triển lên và sinh sản, giúp tế bào ở đuôi đã bị chết được thay thế bằng các tế bào mới, từ đó giúp cho đuôi của thằn lằn mọc lại thành đuôi mới cho nó. 

3. Bài tập

Câu hỏi 1: Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau: 

a) Thành phần nào là màng tế bào?

Gợi ý trả lời: 

Chọn đáp án A

b) Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào? 

Gợi ý trả lời: 

Chọn đáp án B

Câu hỏi 2: Vẽ và chú thích các thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

Gợi ý trả lời: 

Học sinh tham khảo hình 17.4 và 17.5 và thực hiện vẽ tương tự.

Câu hỏi 3: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Gợi ý trả lời: 

Ý nghĩa của sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

Tất cả nội dung được gợi ý trên là toàn bộ bài soạn KHTN lớp 6 bài Bài 17: Tế bào thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị trước khi đến lớp. Và có thể tham khảo hoặc tìm kiếm thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để có thể có một thành tích học tập thật xuất sắc nhé!

 

Tags

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe