Đăng ký

Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài học “Tách chất khỏi hỗn hợp” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn học này.

--------------------------

Câu hỏi mở đầu: Từ xưa có câu:" đãi cát tìm vàng". Vậy người ta đã tách vàng ra khỏi cát như thế nào?

Trả lời:

Người ta dùng phương pháp thủy lực sử dụng một dòng nước chảy xiết với sức nước đủ lớn để tách các hạt vàng ra khỏi đất cát sau đó để chúng chảy vào các máng để trôi đi đất cát và thu lại vàng.

I. Nguyên tắc tách chất

Câu hỏi 1: Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao chúng ta cần phải tách chất?

Trả lời:

Trên thực tế em thường gặp hỗn hợp. Chúng ta cần phải tách chất để thu được chất tinh khiết, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Câu hỏi 2: Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống:

  • Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước

  • Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.

  • Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.

II. Một số cách tách chất

1. Lắng, gạn và lọc

Câu hỏi 1: Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông?

Trả lời:

- Hạt bụi bị tách ra khỏi không khí do khối lượng của hạt bụi nặng hơn khối lượng của phân tử có trong không khí nên sẽ bị lắng lại và tách ra

- Hạt phù sa nặng hơn nước nên cũng bị lắng xuống và tách ra khỏi nước sông.

  • Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất

Chuẩn bị: nước, 2 cốc thủy tinh, đất, phễu lọc, giấy lọc.

Tiến hành:

  • Lấy một cốc nước, cho 1 thìa đất vào cốc. Khuấy mạnh cho hỗn hợp trong cốc đục đều lên. Dừng khuấy và quan sát.

  • Gấp giấy lọc và đặt vào phễu (hình 17.3)

  • Gạn lấy lớp nước dưới phía trên (gọi là nước gạn), đem rót từ từ đến hết vào phễu lọc có giấy lọc (hình 17.4). Nước chảy ra khỏi phễu lọc được thu vào cốc hứng, gọi là nước lọc.

Em hãy quan sát, so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc.

Trả lời:

Màu sắc nước gạn và nước lọc khác nhau. Nước gạn có màu nâu đục, còn nước lọc trong suốt do đã lọc được lớp đất bẩn đi.

2. Cô cạn

Câu hỏi 1: Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?

Trả lời:

Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp cô cạn để có thể tách muối từ nước biển. Phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù.

Câu hỏi 2: Có một mẫu có muối lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát.

Trả lời:

Ta ngâm hỗn hợp muối và cát vào nước, khuấy đều cho muối tan hết và để cát lắng xuống đáy ta thu được dung dịch nước muối. Dùng phương pháp cô cạn ta tách muối ra được khỏi dung dịch đó.

3. Chiết

  • Tách dầu ăn khỏi nước

Chuẩn bị: 1 chai nhựa khoảng 500 ml, dầu ăn, phễu chiết, cốc thủy tinh.

Tiến hành:

  • Rót nước đến ¼ chai nhựa, thêm dầu ăn đến ½ chai. Đậy nắp chai, lắc mạnh, quan sát hỗn hợp trong chai.

  • Rót hỗn hợp trong chai ra phễu chiết, để yên vài phút cho tách lớp. Mở từ từ khóa phễu chiết cho chất lỏng phía dưới (nước) chảy xuống cốc. Khi phần dầu ăn chạm vào bề mặt khóa thì vặn khóa lại. Quan sát chất lỏng thu được trong cốc.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Nước và dầu ăn, chất lỏng nào nặng hơn?

Trả lời:

Nước nặng hơn dầu ăn vậy nên dầu ăn sẽ nổi lên trên, nước sẽ ở phía dưới.

2. Tại sao phải mở khóa phễu chiết một cách từ từ?

Trả lời:

Ta cần mở khóa phễu chiết một cách từ từ để tránh việc khi dầu ăn chảy hết, nếu như mở nhanh quá, nước cũng sẽ rơi xuống theo dẫn đến việc tách dầu ăn và nước không thành công.

3. Các chất lỏng thu được có còn lẫn vào nhau không?

Trả lời:

Sau khi tách, các chất lỏng thu được không lẫn vào nhau.

Câu hỏi: Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta làm thế nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp?

Trả lời:

Người ta dùng phương pháp chiết để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển vì dầu mỏ nhẹ hơn nước biển nên sẽ nổi lên trên bề mặt nước biển, nên có thể chiết ra được.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Tách chất khỏi hỗn hợp” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!
 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe