Bài 15: Chất tinh khiết - hỗn hợp
1. Chất tinh khiết
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh. Các chất đó ở thể nào?
Gợi ý trả lời:
Trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh đều chỉ có duy nhất một chất ở trong đó.
-
Thể lỏng: nước cất
-
Thể khí: bình khí oxygen y tế
-
Thể rắn: sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh
Câu hỏi 2: Đường có vị ngọt, muối ăn có vị mặn, nước sôi ở 100 độ C và khí oxygen hóa lỏng ở -183 độ C. Theo em, nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên có thay đổi không?
Gợi ý trả lời:
Nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên sẽ thay đổi.
2. Hỗn hợp
Câu hỏi 1: Bột canh có phải là chất tinh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em
Gợi ý trả lời:
Bột canh không phải chất tinh khiết, bởi vì nó được tạo nên từ hỗn hợp các chất.
Các thành phần tạo nên bột canh:
-
Muối ăn
-
Chất điều vị
-
Đường
-
Bột tỏi
-
Bột tiêu
Câu hỏi 2: Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích
Gợi ý trả lời:
Nếu có đủ nguyên liệu, sem sẽ trộn chúng với hàm lượng và tỉ lệ thích hợp để tạo nên bột canh.
Khi bớt một thành phần của bột canh, vị bột canh sẽ thay đổi. Bởi vì vị bột canh được tạo nên từ hỗn hợp các thành phần trên, nếu bớt đi thì chắc chắn là vị nó sẽ không còn như nguyên bản.
Câu hỏi 3: Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không?
Gợi ý trả lời:
Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất, bởi vì nó còn chứa các chất khác như trong hình vẽ đã chú thích
3. Hỗn hợp đồng nhất
Câu hỏi 1: Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết các chất lỏng có hoà tan trong nhau không.
Gợi ý trả lời:
Tùy vào từng loại chất lỏng mà nó có thể hòa tan hoặc không. Như trong thí nghiệm thì:
-
Có hiện tượng hòa tan ở ống nghiệm thêm ethanol
-
Ở ống nghiệm thêm dầu ăn, không có hiện tượng hòa tan.
Câu hỏi 2: Quan sát hình 15.4, em hãy nhận xét sự phân bố thành phần các chất trong hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất.
Gợi ý trả lời:
Hỗn hợp đồng nhất: hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.
Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.
Câu hỏi 3: Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
Gợi ý trả lời:
Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, nước muối, nước chanh…
Hỗn hợp không đồng nhất: dầu và nước, cát với nước, đá với nước, canh rau…
4. Chất rắn tan và không tan trong nước
Câu hỏi 1: Em hãy kể tên một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan được trong nước mà em biết
Gợi ý trả lời:
Chất rắn tan được trong nước: đường, muối, bột ngọt, C sủi…
Chất rắn không tan được trong nước: cát, đá, thủy tinh, sắt, thép…
Câu hỏi 2: Từ thí nghiệm 2, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 15.1
Gợi ý trả lời:
Ống nghiệm | Chất tan | Hiện tượng quan sát được | Giải thích |
1 | Muối ăn | Dung dịch đồng nhất | Bởi vì muối có khả năng tan trong nước |
2 | Đường | Dung dịch đồng nhất | Bởi vì đường có khả năng tan trong nước |
3 | Bột mì | Dung dịch không đồng nhất | Bởi vì bột mì không thể tan trong nước |
4 | Cát | Dung dịch không đồng nhất | Bởi vì cát không thể tan trong nước |
5 | Thuốc tím | Dung dịch đồng nhất | Bởi vì thuốc tím có thể tan trong nước |
6 | Iodine | Dung dịch không đồng nhất | Bởi vì Iodine không thể tan trong nước |
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
Câu hỏi 1: Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mẫu bảng 15.2
Gợi ý trả lời:
Học sinh căn cứ vào kết quả thí nghiệm tự điền thời gian vào bảng
Câu hỏi 2: Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhất, chậm nhất? Giải thích
Gợi ý trả lời:
-
Đường ở cốc số 5: nước nóng + đường nghiền nhỏ + khuấy đều tan nhanh nhất, bởi vì trong môi trường có nhiệt độ cao, các phân tử sẽ chuyển động nhanh hơn, cộng thêm việc đường đã được nghiền nhỏ, các phân tử sẽ nhanh chóng xen vào nhau và tạo thành một hỗn hợp đồng nhất trong thời gian ngắn nhất.
-
Ngược lại, đường ở cốc số 1: Nước lạnh + đường viên sẽ tan chậm nhất, bởi vì trong môi trường có nhiệt độ lạnh, các phân tử nước sẽ chuyển động chậm hơn, cộng với đường viên có các phân tử đường lớn và còn không được khuấy đều sẽ khiến cho quá trình đồng nhất diễn ra chậm hơn.
6. Chất khí tan trong nước
Câu hỏi 1: Khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc (hình 15.7) thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng "xì xèo" ở miệng cốc. Em hãy giải thích hiện tượng này.
Gợi ý trả lời:
Khi mở nắp chai nước ngọt thì nghe thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng xì xèo ở miệng cốc bởi vì:
-
Các công ty sản xuất nước ngọt dùng áp lực lớn nhằm ép CO2 hòa tan vào nước => nạp vào bình và đóng kín nắp.
-
Khi mở nắp bình => áp suất bên ngoài thấp khiến CO2 nhanh chóng bay vào không khí => tạo bọt khí => tạo nên tiếng xì xèo ở miệng cốc.
7. Dung dịch - Dung môi - Chất tan
Câu hỏi 1: Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất?
Gợi ý trả lời:
Ethanol hòa tan hoàn toàn trong nước => tạo hỗn hợp đồng nhất
Câu hỏi 2: Ở thí nghiệm 2, những chất tan trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?
Gợi ý trả lời:
Những chất tan trong nước tạo hỗn hợp đồng nhất
Câu hỏi 3: Dựa vào hình 15.8, em hãy mô tả quá trình tạo ra dung dịch
Gợi ý trả lời:
Cho chất tan là chất có khả năng hòa tan trong nước (đường) vào trong dung môi (nước) => khuấy đều => đến khi chất tan hòa tan hết trong dung môi, thu được dung dịch đường.
Câu hỏi 4: Em hãy lấy ví dụ chất tan trong dung môi này mà không tan trong dung môi khác
Gợi ý trả lời:
-
Dầu ăn tan trong dung môi là benzen, nhưng lại không tan trong dung môi khác là nước.
-
Cao su tan trong dung môi là xăng, nhưng không tan trong dung môi khác là nước.
-
Muối cho vào dung môi nước thì tan, nhưng không tan trong dung môi khác là dầu ăn.
8. Huyền phù
Câu hỏi 1: Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này
Gợi ý trả lời:
Khi lũ về, trong nước lũ cuốn theo cả hỗn hợp những chất khác nhau không có sự đồng nhất (được gọi là phù sa). Phù sa là hỗn hợp của các chất và mang trong mình nguồn khoáng chất dinh dưỡng dồi dào. Sau cơn lũ, hỗn hợp này sẽ được bồi đắp vào trong đồng bằng và tạo nên sự màu mỡ cho những nơi đồng bằng ven sông.
9. Nhũ tương
Câu hỏi 1: Món xốt mayonnaise em yêu thích sử dụng trong các món salad có thể tự chế biến ở nhà với các nguyên liệu đơn giản như trong hình 15.10 bằng cách trộn lẫn thành một hỗn hợp. Theo em, hỗn hợp mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác
Gợi ý trả lời:
Hỗn hợp Mayonnaise là một dạng khác, được gọi là nhũ tương. Nó là một loại hỗn hợp không đồng nhất của một hoặc nhiều chất lỏng, nhưng chúng lại không tan trong nhau.
10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tượng
Câu hỏi 1: Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tương mà em biết trong thực tế
Gợi ý trả lời:
Huyền phù: phù sa, bùn đất
Nhũ tương: lòng đỏ và lòng trắng trứng gà, bơ, mayonnaise
Câu hỏi 2: Từ các hình 15.11 đến 15.13, hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương.
Gợi ý trả lời:
-
Dung dịch: chất tan sẽ tan vào nước và tạo thành một loại dung dịch
-
Huyền phù: chất tan sẽ bị lắng xuống dưới đáy bình
-
Nhũ tương: nhìn thấy hỗn hợp chất lỏng không đồng nhất bên trong hỗn hợp.
Câu hỏi 3: Hãy phân biệt hai dạng hỗn hợp: cát trong nước biển và muối trong nước biển
Gợi ý trả lời:
-
Cát trong nước biển: là huyền phù, bởi vì cát sẽ lắng xuống khi cho vào nước biển
-
Muối trong nước biển: dung dịch: bởi vì muối tan trong nước tạo nên một dung dịch đồng chất
Câu hỏi 4: Vào mùa hè, chúng ta thường pha nước chanh đường có đá để giải khát. Theo em, nên hòa tan đường vào nước ấm rồi cho đá vào hay cho đá vào trước rồi mới hòa tan đường
Gợi ý trả lời:
Chúng ta nên hòa tan đường vào nước ấm rồi mới cho đá vào. Bởi vì trong môi trường có nhiệt độ cao, các phân tử nước và đường sẽ chuyển động nhanh hơn, từ đó dễ hợp nhất và tạo thành dung dịch trong thời gian nhanh nhất. Còn ngược lại, cho đá vào rồi mới hòa tan đường sẽ khiến quá trình hòa tan diễn ra lâu hơn.
Bài tập
Câu hỏi 1: Hoàn thành thông tin theo mẫu ở bảng sau
Gợi ý trả lời:
Đối tượng nghiên cứu | Thành phần | Chất tinh khiết hay hỗn hợp | Đồng nhất hay không đồng nhất |
Nước cất | Nước tinh khiết | Chất tinh khiết | Đồng nhất |
Nước biển | Nước, muối | Hỗn hợp | Đồng nhất |
Cà phê sữa | Cà phê, sữa, nước | Hỗn hợp | Đồng nhất |
Khí oxygen | Oxygen | Chất tinh khiết | Đồng nhất |
Không khí | O2, N2, CO2, hơi nước và một số chất khác | Hỗn hợp | Không đồng nhất |
Vữa xây dựng | Xi măng, cát, nước, cốt liệu nhỏ cùng một số chất khác | Hỗn hợp | Đồng nhất |
Câu hỏi 2: Hãy cho biết một số hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất thường gặp (không lấy những ví dụ có trong bài học).
Gợi ý trả lời:
Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, trà sữa, sữa tươi, trà, nước biển…
Hỗn hợp không đồng nhất: bột ngọt, kem bơ, kem đánh răng…
Câu hỏi 3: Cho các từ sau: chất tinh khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu dưới đây:
Nước uống có gas là một (1) ... gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí (2) ... tan trong nước, tạo thành hỗn hợp (3)...
Gợi ý trả lời:
-
(1) - Hỗn hợp
-
(2) - Carbon Dioxide
-
(3) - Đồng nhất
Câu hỏi 4: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại
A. dung dịch.
B. huyền phù.
C. nhũ tương.
D. hồn hợp đồng nhất.
Gợi ý trả lời:
B, Huyền phù
Câu hỏi 5: Cho các từ sau: lắc đều; huyễn phù; nhũ tương; hai lớp. Em hãy tìm từ phù hợp với các chỗ trồng để hoàn thành các câu dưới đây:
Dầu giấm mẹ em thường trộn salad là (1)... Khi để yên lâu ngày, lọ đầu giấm thường phân thành (2) ... chất lỏng. Trước khi dùng dầu giấm chúng ta cần phải (3)...
Gợi ý trả lời:
-
(1) - huyền phù
-
(2) - hai lớp
-
(3) - lắc đều
Câu hỏi 6: Cho các từ: hỗn hợp đồng nhất; hỗn hợp không đồng nhất; nhũ tương; huyền phù; dung dịch; sương; bụi; bọt. Chọn từ phù hợp điền vào các số từ (1) đến (6) trong sơ đồ dưới đây:
Gợi ý trả lời:
-
(1) - hỗn hợp đồng nhất
-
(2) - huyền phù
-
(3) - dung dịch
-
(4) - bọt
-
(5) - bụi
-
(6) - sương
Hi vọng bài soạn [Chân trời sáng tạo] KHTN lớp 6 bài 15: Chất tinh khiết - hỗn hợp trên sẽ giúp bạn tổng hợp được những kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù cũng như nhũ tương và biết cách ứng dụng trong thực tiễn. Cảm ơn bạn đã đón đọc!