Đăng ký

Bài 14: Nhà nước Âu Lạc - Văn Lang

Tham khảo ngay cách soạn lịch sử bài 14: Nhà nước Âu Lạc - Văn Lang (môn lịch sử) thuộc chương trình giảng dạy của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống qua bài viết được chia sẻ dưới đây. Từ đó, hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích về sự hình thành và phát triển của hai nhà nước Âu Lạc - Văn Lang

Phần mở đầu

Câu hỏi phần mở đầu trang 62

Trả lời:

Điều đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội nguồn chính là truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của người dân Việt, cụ thể là:

  • Tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.

  • Tục thờ cúng ông bà tổ tiên.

  • Truyền thống văn hóa uống nước nhớ nguồn được lưu giữ bao đời nay.

Phần 1: Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

Câu 1 phần 1 trang 63

Trả lời:

Phạm vi không gian của nhà nước Văn Lang: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay.

Câu 2 phần 1 trang 63

Trả lời:

Vào khoảng thế kỷ VII TCN, nhờ có sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt => nhu cầu chung sống thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu liên minh 15 bộ là Hùng Vương, tương truyền trải qua 18 đời, cha truyền con nối.

Câu 3 phần 1 trang 63

Trả lời:

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN

Ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

  • Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt.

  • Chứng tỏ nhà nước đầu tiên của người Việt được hình thành từ sớm => Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời.

  • Là cơ sở để ra đời nhà nước có sự phát triển cao hơn (nhà nước Âu Lạc).

Phần 2: Sự ra đời Nhà nước Âu Lạc

Câu 1 phần 2 trang 65

Trả lời:

Lãnh thổ nhà nước Âu Lạc chủ yếu là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta hiện nay.

Câu 2 phần 2 trang 65

Trả lời:

Bối cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc:

Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết cùng chống quân xâm lược.

Họ cử Thục Phán lãnh đạo kháng chiến. Sau đó, Thục Phán lên làm vua, xưng gọi là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc (208 TCN).

Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang:

* Điểm giống nhau: 

  • Lãnh thổ là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay.

  • Tổ chức bộ máy nhà nước giống nhau với người đứng đầu, nắm giữ mọi quyền hành là nhà vua; giúp vua là các lạc hầu, lạc tướng. 

* Điểm khác nhau:

 

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô

Phong Châu

Phong Khê

Lãnh thổ

Lãnh thổ là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay.

Địa bàn có sự mở rộng từ việc hợp nhất Tây Âu, Lạc Việt

Tổ chức nhà nước

Có phần đơn giản, sơ khai

Có sự chặt chẽ hơn, có quân đội và vũ khí mạnh mẽ hơn.

Phần 3: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Câu 1 phần 3a trang 67

Trả lời:

Đời sống vật chất của người Việt cổ:

  • Thức ăn chính: gạo nếp, gạo tẻ, mắm cá, muối, rau…

  • Sinh hoạt, sinh sống chủ yếu ở nhà sàn làm từ tre, lá, gỗ…

  • Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền trên sông.

  • Đời sống thường ngày: để tóc ngang vai, búi hoặc tết tóc đuôi sam. Nam thường đóng số, đi chân đất và cởi trần, còn nữ sẽ mặc váy yếm. Khi có lễ hội, cư dân thường mang thêm mũ lông chim và các loại trang sức.

Câu 2 phần 3a trang 67

Trả lời:

Nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc:

  • Nông nghiệp: trồng lúa nước là nghề chính, ngoài ra còn có trồng hoa màu, trồng dâu, nuôi tằm.

  • Luyện kim: đúc đồng, rèn sắt

Câu hỏi phần 3b trang 67

Trả lời:

Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

  • Về tín ngưỡng, có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên.

  • Có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày.

  • Các lễ hội thường gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1 phần luyện tập và vận dụng trang 67

Trả lời:

 

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Thời gian thành lập - kết thúc

Khoảng thế kỷ VII TCN - III TCN

Khoảng năm 208 TCN - 179 TCN

Kinh đô

Phong Châu

Phong Khê

Tổ chức bộ máy nhà nước

Đứng đầu và nắm mọi quyền hành là vua.

Giúp việc cho vua là lạc hầu, lạc tướng.

Về cơ bản giống với nhà nước Văn Lang, nhưng chặt chẽ hơn:

Vua có nhiều quyền hành hơn.

Về quân đội, vũ khí được trang bị tố hơn, có thành Cổ Loa kiên cố.

Các truyền thuyết dân gian có liên quan

Bánh chưng, bánh giầy

Sự tích trầu cau

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sự tích quả dưa hấu

Mị Châu - Trọng Thủy

Câu 2 phần luyện tập và vận dụng trang 67

Trả lời:

Thành tựu tiêu biểu trong thời Văn Lang - Âu Lạc có thể kể đến thành Cổ Loa, nỏ Liên Châu, Trống Đồng…

Giới thiệu về Trống Đồng:

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công sưu tập lớn nhất thế giới. Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về một vị thần liên quan đến Mặt Trời. (Nguồn: Wikipedia)

Câu 3 phần luyện tập và vận dụng trang 67

Trả lời:

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm có ý nghĩa:

  • Thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng đã có công lập nước.

  • Là một truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta.

  • Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

  • Đây còn là dịp quan trọng để quảng bá di sản văn hóa giá trị của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Đó là cách soạn lịch sử bài 14: Nhà nước Âu Lạc - Văn Lang thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, bạn nhé!


 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe