Đăng ký

Bài 13: Một số nguyên liệu

Phần mở đầu

Câu hỏi: Con người chế biến các nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo để làm ra những sản phẩm mới. Em hãy kể ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ:

  • Chế biến cây cao su thành cao su

  • Chế biến cát thành ly thủy tinh

  • Chế biến đất sét thành gốm

  • Chế biến cây mía thành đường.

  • Chế biến nước biển thành muối.

I. Các nguyên liệu

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu và cho biết quặng bauxite (bô xít), được khai thác ở Lâm Đồng, dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất gì.

Gợi ý trả lời:

Dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm

II. Đá vôi

Hoạt động tìm hiểu tính chất đá vôi

a) Đá vôi có dễ dàng bị đinh sắt làm trầy xước không?

Gợi ý trả lời:

b) Khi nhỏ axit vào đá vôi, em quan sát thấy hiện tượng gì?

Gợi ý trả lời:

Có nhiều bọt khí thoát ra.

Câu hỏi:

Câu hỏi 1: Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi trong nông nghiệp và công nghiệp.

Gợi ý trả lời:

Tính chất: 

  • Tác dụng với axit mạnh và giải phóng ra chất CO2.

  • Khi đá vôi bị nung nóng sẽ giải phóng ra CO2, tạo ra CaO (vôi sống)

Ứng dụng: 

  • Sử dụng trong công nghiệp xây dựng, sản xuất xi măng, cẩm thạch hoặc vôi.

  • Sử dụng trong ngành sơn.

  • Xử lý môi trường nước, hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn trong nước.

  • Đá vôi là CaCO3 được sử dụng trong y tế với vai trò là chất khử chua, ngoài ra còn được dùng trong ngành dược.

  • Được dùng làm chất làm trắng trong quá trình tráng men đồ gốm sứ.

Câu hỏi 2: Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường

Gợi ý trả lời:

  • Quá trình khai thác đá vôi sẽ tạo ra bụi và các khí thải sinh ra bởi phương tiện vận chuyển, máy móc thi công => ô nhiễm môi trường.

  • Đá vôi gây ô nhiễm nguồn nước.

  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường như: cấu trúc địa tầng địa chất, ảnh hưởng hệ nước ngầm…

  • Những khu mỏ đá khi có mưa tràn vào sẽ kéo theo bùn đất, cặn và những kim loại nặng => làm tăng độ đục cho hệ thống nước, thay đổi độ pH của nước.

  • Có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe công nhân.

III. Quặng

Câu hỏi 1: Em hãy tìm hiểu về các mỏ quặng ở Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và cho biết các quặng này chứa các khoáng chất gì và ứng dụng của nó.

Gợi ý trả lời:

Mỏ quặng Thanh Khê Hà Tĩnh, chứa:

  • Fe

  • Mn

  • SiO2

  • Al2O3

  • CaO

  • MgO

  • TiO2

  • P

  • S

=> Ứng dụng: sản xuất thép, phát triển ngành sắt thép của Việt Nam

Câu hỏi 2: Tìm hiểu và trao đổi với bạn bè về tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết.

Gợi ý trả lời:

  • Ô nhiễm môi khí

  • Ô nhiễm tiếng ồn

  • Nguy hiểm tiềm tàng cho công nhân

  • Sạt lở đất

  • Ảnh hưởng sức khỏe công nhân.

Hi vọng rằng với gợi ý soạn [Kết nối tri thức] KHTN bài 13: Một số nguyên liệu bên trên, các bạn học sinh sẽ có thêm những kiến thức bổ ích thuộc bài học và chuẩn bị bài đầy đủ hơn khi đến lớp. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe