Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỷ X
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo cách soạn lịch sử bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống qua bài viết được chia sẻ dưới đây. Từ đó, bạn sẽ có những kiến thức cơ bản nhất về sự giao lưu và hình thành văn hóa ở Đông Nam Á trong thời kỳ đó.
Phần mở đầu
Câu hỏi phần mở đầu trang 58
Trả lời:
Quá trình giao lưu văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ của Đông Nam Á đã tác động đến nền văn hóa Đông Nam Á như sau:
-
Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á như tôn giáo, văn học, chữ viết…
-
Có sự hòa nhập giữa văn hóa nước ngoài với văn hóa bản địa.
-
Trên cơ sở của các nền văn hóa nước ngoài, người Đông Nam Á đã tự sáng tạo nên nhiều sản phẩm văn hóa riêng biệt.
Phần 1: Tín ngưỡng, tôn giáo
Câu hỏi phần 1 trang 58
Trả lời:
Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian được hình thành qua quá trình lịch sử, bao gồm tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, cầu mưa…
Các tín ngưỡng bản địa đã có sự dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (Ấn Độ và Trung Quốc). Một số quốc gia ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần - Vua (Chăm-pa, Chân Lạp…)
Phần 2: Chữ viết - văn học
Câu hỏi phần 2 trang 59
Trả lời:
Bằng chứng chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:
* Về chữ viết:
- Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc
- Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á tạo ra chữ viết riêng từ hệ thống chữ cổ của Ấn Độ như:
-
Tấm bia đầu tiên của người Khơ-me bằng chữ Phạn và chữ Khơ-me cổ là bia Ăng-co Bo-rây (Campuchia)
-
Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Myanmar) đã sáng tạo chữ Môn cổ
-
Người Mã Lai sáng tạo chữ Mã Lai cổ, được tìm thấy trên tấm bia ở đảo Xu-ma-tra.
* Về văn học:
- Tiếp thu văn học của người Ấn Độ: sử dụng sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo nên sử thi của dân tộc: Phạ lắc - Phạ lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (Indonesia), Riêm Kê (Campuchia)...
- Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương của Trung Quốc để sáng tạo nên hệ thống văn chương của mình.
Phần 3: Kiến trúc - điêu khắc
Câu hỏi phần 3 trang 60
Trả lời:
Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có những điểm đặc biệt sau:
-
Chịu ảnh hưởng đậm nét từ tôn giáo, như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
-
Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi: đèn Bô-rô-bu-đua, La-ra Giong-grang (Indonesia), khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
-
Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ với những loại hình điêu khắc chủ yếu là phù điêu, tượng thần, Phật hay các bức chạm nổi…
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1 phần luyện tập và vận dụng trang 60
Trả lời:
Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á trong lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo, lĩnh vực chữ viết - văn học và lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc. Trong đó:
* Về tín ngưỡng - tôn giáo:
Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian được hình thành qua quá trình lịch sử, bao gồm tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, cầu mưa…
Các tín ngưỡng bản địa đã có sự dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (Ấn Độ và Trung Quốc). Một số quốc gia ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần - Vua (Chăm-pa, Chân Lạp…)
* Về chữ viết - văn học:
- Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc
- Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á tạo ra chữ viết riêng từ hệ thống chữ cổ của Ấn Độ như:
-
Tấm bia đầu tiên của người Khơ-me bằng chữ Phạn và chữ Khơ-me cổ là bia Ăng-co Bo-rây (Campuchia)
-
Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Myanmar) đã sáng tạo chữ Môn cổ
-
Người Mã Lai sáng tạo chữ Mã Lai cổ, được tìm thấy trên tấm bia ở đảo Xu-ma-tra.
- Tiếp thu văn học của người Ấn Độ: sử dụng sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo nên sử thi của dân tộc: Phạ lắc - Phạ lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (Indonesia), Riêm Kê (Campuchia)...
- Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương của Trung Quốc để sáng tạo nên hệ thống văn chương của mình.
* Về nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc:
- Chịu ảnh hưởng đậm nét từ tôn giáo, như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
- Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi: đèn Bô-rô-bu-đua, La-ra Giong-grang (Indonesia), khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
- Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ với những loại hình điêu khắc chủ yếu là phù điêu, tượng thần, Phật hay các bức chạm nổi…
Câu 2 phần luyện tập và vận dụng trang 60
Trả lời:
Về chữ viết, văn học:
- Tiếng Sankrit là tiếng đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải và giao tiếp có từ Ấn Độ.
- Từ chữ Sankrit của Ấn Độ, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình.
- Không những thế, dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm nổi tiếng đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra…
Câu 3 phần luyện tập và vận dụng trang 60
Trả lời:
- Biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay thể hiện ý nghĩa:
- Tượng trưng cho hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.
- Bó lúa 10 nhánh tượng trưng cho sự tham gia của 10 nước, trong đó các nước đều phát triển chủ yếu ở ngành Nông nghiệp.
- Ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN là cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết.
- Vòng tròn trên lá cờ tượng trưng cho sự thống nhất của 10 quốc gia
Đó là cách soạn lịch sử bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X - một bài học thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, bạn nhé!