Đăng ký

Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X)

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách soạn lịch sử bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X)  thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn cùng tham khảo tại đây!

Phần mở đầu

Câu hỏi phần mở đầu trang 55

Trả lời:

Sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á:

  • Những vương quốc nằm ở lục địa và hạ lưu sông, lưu vực sông có ngành kinh tế chính là nông nghiệp: Chăm-pa, Chân Lạp, Chao Phraya...

  • Những quốc gia nằm gần biển chủ yếu dựa vào hoạt động giao thương đường biển: Ma-ta-ram, Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga.

  • Việc giao thương với nước ngoài đã tạo điều kiện để các vương quốc Đông Nam Á phát triển. Vào thế kỷ VII - thế kỷ C, xuất hiện nhiều thương cảng sầm uất => tạo nên điểm kết nối, giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các châu lục.

Phần 1: Sự hình thành các vương quốc phong kiến

Câu hỏi phần 1 trang 55

Trả lời:

  • Lưu vực sông I-ra-oa-đi: hình thành vương quốc Sri Kse-tra, vương quốc Pa-gan

  • Lưu vực sông Mê Nam: hình thành vương quốc Đva-ra-va-ti, vương quốc Chân Lạp.

  • Đảo Xu-ma-tra: hình thành vương quốc Sri Vi-giay-a.

  • Đảo Gia-va: hình thành vương quốc Ca-lin-ga.

  • Khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam: hình thành vương quốc Chăm-pa.

Phần 2: Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến ĐNA từ TK VII - TK X

Câu 1 phần 2 trang 57

Trả lời:

Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật sau:

Tại Sri Vi-giay-a: long não, đinh hương, đậu khấu, cây thuốc, trầm hương, đàn hương, sa nhân... 

Tại Ma-ta-ram: đồi mồi, ngà voi, sừng tê...

Câu 2 phần 2 trang 57

Trả lời:

Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ TK VII đến TK X:

  • Lấy nông nghiệp làm chính là các vương quốc nằm tại lục địa (Chăm-pa, Chân Lạp), nằm tại lưu vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông I-ra-oa-đi (My-an-ma)...

  • Dựa vào hoạt động đường biển là các vương quốc: Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram. Những vương quốc này sử dụng nguồn sản phẩm phong phú, đặc biệt là gia vị làm mặt hàng chủ lực trên tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu (con đường gia vị).

  • Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Xuất hiện nhiều thương cảng sầm uất, kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1 phần luyện tập và vận dụng trang 57

Trả lời:

Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế sau:

  • Điều kiện tự nhiên: gần các con sông lớn đem lại nguồn nước dồi dào và bồi tụ phù sa. Khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ đã tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

  • Vị trí địa lý: gần sông, giáp biển, nằm trên ngã tư đường giao thương quốc tế. Điều này tạo điều kiện để trao đổi và buôn bán cũng như giao lưu văn hóa với các quốc gia trong và ngoài khu vực.

Câu 2 phần luyện tập và vận dụng trang 57

Trả lời:

Tác động của hoạt động giao lưu thương mại đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

  • Xuất khẩu hàng hóa trong khu vực, nhập khẩu hàng hóa nước ngoài về => đem lại sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu người dân.

  • Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp.

  • Là điều kiện phát triển các cảng thị sầm uất.

Câu 3 phần luyện tập và vận dụng trang 57

Trả lời:

Đông Nam Á là một khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, điều đó đã góp phần tạo điều kiện cho các loại cây hương liệu, gia vị sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, đây cũng là mặt hàng rất được yêu thích và đóng vai trò chủ lực của các nước Đông Nam Á khi giao thương trên tuyến đường biển kết nối Á - Âu (con đường gia vị). Dần dần, hương liệu, gia vị của Đông Nam Á ngày càng trở nên phổ biến và được người dân châu Âu yêu thích. Nó được sử dụng rộng rãi trong y học và phục vụ cho nhiều nhu cầu như một thú vui xa hoa của giới quý tộc như dầu thơm, dầu tắm. Có thời điểm, hương liệu, gia vị Đông Nam Á có mức giá cực cao và đem lại nguồn lợi nhuận lớn, góp phần tạo nên sự sầm uất cho các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 1 phần luyện tập và vận dụng trang 57

Trả lời:

Thương cảng cổ đại Đông Nam Á: Đại Chiêm

Là một cảng thị thuộc Hội An và được thiết lập từ thời tiền sử để điều hành thương mại xa bờ hoặc giao lưu quốc tế cũng như trao đổi ven sông của người dân nội địa. Đây là thương cảng hình thành sớm nhất tại Đông Nam Á, nằm tại lưu vực sông Thu Bồn.

Thương cảng Đông Nam Á hiện nay: Cảng Singapore

Cảng Singapore là cảng nằm trong top 10 cảng lớn nhất tại Đông Nam Á, nó có chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng. Hiện nay, cảng này được mệnh danh là cảng bận rộn nhất trên thế giới về trọng lượng tàu xử lý, thậm chí còn là cảng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới.

=> Qua đó, ta có thể thấy được sự quan trọng và vai trò của các cảng thương mại, không chỉ trong cổ đại mà cả ngày nay.

Đó là cách soạn lịch sử bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X) thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên tham khảo thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào