Đăng ký

Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

[Chân trời sáng tạo] KHTN lớp 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Với bài soạn KHTN lớp 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo dưới đây, các bạn học sinh sẽ có cơ hội học tập và tiếp thu những kiến thức mới về các loại nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống, những ứng dụng của chúng và cách sử dụng đảm bảo an ninh năng lượng. Mời bạn đọc tham khảo ngay tại đây! 

1. Một số nhiên liệu thông dụng

Câu hỏi 1: Hãy kể tên một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống: xăng dầu, gas, than, sáp, cồn…

Câu hỏi 2: Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Biogas là một loại nhiên liệu, bởi vì nó được sử dụng cho quá trình đun nấu và là một chất đốt.

2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

Câu hỏi 1: Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 12.1

Gợi ý trả lời:

 

Củi

Than đá

Xăng

Gas

Trạng thái

Rắn

Rắn

Lỏng

Khí

Khả năng cháy

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Ứng dụng

Đun nấu, sưởi ấm…

Dùng cho quá trình sản xuất điện và quá trình đốt cháy, dùng cho các nhà máy sản xuất…

Dùng cho các phương tiện giao thông, một số loại máy móc.

Dùng để đun nấu.

3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

Câu hỏi 1: Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

Gợi ý trả lời: 

Cần sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả vì nhiên liệu có khả năng gây cháy nổ cao, sử dụng an toàn sẽ tránh gây nguy hiểm đến con người. Đặc biệt, sử dụng nhiên liệu một cách an toàn chính là góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và tiết kiệm một nguồn chi phí lớn cho sản xuất cũng như cuộc sống…

Câu hỏi 2: Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy?

Gợi ý trả lời: 

Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy sẽ giúp nhiên liệu được sử dụng một cách triệt để, không gây nên tình trạng sử dụng nhiên liệu lãng phí, cũng như có thể dùng được hết nhiệt lượng được tạo ra từ quá trình cháy.

Câu hỏi 3: Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào?

Gợi ý trả lời: 

Có thể tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách dàn trải nhiên liệu để nhiên liệu khi đốt.

Câu hỏi 4: Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và màu xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Em hãy giải thích cách làm đó.

Gợi ý trả lời: 

Khi vệ sinh mâm chia lửa, kiểng bếp và mặt bếp sẽ giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu khí gas với oxygen có trong không khí, từ đó tạo nên ngọn lửa màu xanh.

4. Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững - an ninh năng lượng

Câu hỏi 1: Tại sao nói nhiên liệu hóa thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

Gợi ý trả lời: 

Nhiên liệu hóa thạch phải cần đến hàng trăm triệu năm - một khoảng thời gian rất dài - mới được tái tạo, nên có thể nói rằng nhiên liệu hóa thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo.

Câu hỏi 2: Nhiên liệu hóa thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại đối với môi trường như thế nào?

Gợi ý trả lời: 

Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo nên Cacbon Dioxit và một số axit khác. Các loại khí này có tác hại tiêu cực và nghiêm trọng đối với môi trường, như hiệu ứng nhà kính, mưa axit, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường…

Câu hỏi 3: Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn nhiên liệu thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.

Gợi ý trả lời: 

Giải pháp: có thể sử dụng những nguồn nhiên liệu thay thế như: dùng xăng sinh học, phế phẩm thực vật, khí biogas, dầu diezel sinh học… Những loại nhiên liệu này không chỉ có ưu điểm là an toàn, thân thiện với môi trường, mà còn có giá thành khá rẻ lại góp phần bảo vệ, tránh cạn kiệt các loại nhiên liệu hiện nay.

Câu hỏi 4: Em hãy kể tên các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu 

Gợi ý trả lời: 

  • Nhiên liệu hạt nhân: sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân để tạo ra nhiệt cung cấp cho các tuabin chạy máy phát điện, được sử dụng trong y tế…

  • Nhiên liệu hóa thạch: sử dụng làm chất đốt, tạo ra năng lượng, chạy các động cơ, dây chuyền trong nhà máy, xí nghiệp…

  • Nhiên liệu sinh học: sử dụng làm chất đốt, dùng để chạy động cơ…

Câu hỏi 5: Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả

Gợi ý trả lời: 

Gia đình em sử dụng khí gas để đun nấu. Khi sử dụng các nhiên liệu này, em cần phải thường xuyên lau chùi, vệ sinh một cách sạch sẽ nhằm gia tăng diện tích tiếp xúc của khí gas với oxygen có trong không khí, nếu không sử dụng, em sẽ tắt bếp để tiết kiệm nhiên liệu.

Bài tập

Câu hỏi 1: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen

A. vừa đủ. 

B. thiếu. 

C. dư. 

D.tuỳ ý.

Gợi ý trả lời: 

A. Vừa đủ

Câu hỏi 2: Giải thích tác dụng của các việc làm sau đây:

a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu.                       

b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong.

c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.         

đ) Đẩy bớt cửa lò khi ủ bếp.

Gợi ý trả lời: 

Những việc làm trên đều được sử dụng nhằm gia tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen có trong không khí, từ đó giúp năng cao hiệu quả của quá trình cháy.

Câu hỏi 3: Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch?

Gợi ý trả lời: 

Bởi vì nhiên liệu tái tạo có thời gian tái tạo ngắn hơn, trong khi mất rất lâu để có nhiên liệu hóa thạch, khi chúng ta cứ sử dụng mãi nhiên liệu hóa thạch, nó sẽ dần cạn kiệt, đặc biệt là còn gây những hậu quả nghiêm trọng với môi trường sống. Vì thế, sử dụng nhiên liệu tái tạo sẽ được khuyến khích nhằm bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo được an ninh năng lượng.

Bên trên là bài soạn KHTN lớp 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng (bộ sách Chân trời sáng tạo) mà các bạn học sinh có thể tham khảo và chuẩn bị trước khi đến lớp. Cảm ơn bạn đã đón đọc, đừng quên tham khảo các bài soạn khác tại Cùng Học Vui, bạn nhé!
 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào