Đăng ký

Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách soạn lịch sử bài 11: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á. Đây là bài học thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống mới. Mời bạn cùng tham khảo tại đây!

Phần 1: “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

Câu hỏi phần 1 trang 52

Trả lời:

Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á:

  • Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

  • Nằm về phía đông nam của châu Á, là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Oxtraylia.

Phần 2: Quá trình hình thành của các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á

Câu 1 phần 2 trang 54

Trả lời:

Một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1: Âu Lạc, Phù Nam, Chân Lạp, Ma-lay, Tam-bra-lin-ga, Lâm Ấp, Ka-lin-ga, Ha-ri-pun-giay-a, Ta-ru-ma, Sri Kse-tra, Lang-ka-su-ka, Dva-ra-va-ti.

Câu 2 phần 2 trang 54

Trả lời:

Giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên:

  • Hoạt động thương mại, buôn bán vô cùng phát triển, đặc biệt là trên đường biển.

  • Thị trường buôn bán rộng lớn: buôn bán giữa các nước Đông Nam Á với nhau và buôn bán giữa các nước Đông Nam Á với bên ngoài.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1 phần luyện tập và vận dụng trang 54

Trả lời:

Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á:

  • Ngay từ những thế kỉ TCN đến đầu Công nguyên, người Đông Nam Á đã phát triển nông nghiệp lúa nước và một số nghề thủ công truyền thống => Cơ sở ra đời của các quốc gia sơ kì trong khu vực.

  • Sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á còn gắn liền với hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc, Ấn Độ.

  • Buôn bán bằng đường biển phát triển đã tạo điều kiện cho ra đời những hải cảng sầm uất: Óc eo (Việt Nam), Ta-cô-la (nay thuộc Thái Lan).

Câu 2 phần luyện tập và vận dụng trang 54

Trả lời:

Quá trình hình thành Vương quốc Phù Nam:

  • Dựa trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo cùng những ảnh hưởng nhất định từ văn hóa Ấn Độ, Vương quốc cổ Phù Nam đã ra đời vào khoảng thế kỉ I (nay thuộc Nam Bộ - Việt Nam).

  • Từ TK III đến TK V, Phù Nam là một trong những đế chế có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất tại Đông Nam Á.

  • Cư dân Vương quốc Phù Nam chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công, đánh cá và buôn bán, phát triển kinh tế, ngoại thương.

  • Người Phù Nam ở nhà sàn, có đời sống văn hóa - tinh thần phong phú, tôn sùng Phật giáo và Ấn Độ giáo. Xã hội bấy giờ có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp khác nhau, bao gồm: quý tộc, bình dân và nô lệ.

Câu 3 phần luyện tập và vận dụng trang 54

Trả lời:

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam liên quan đến lúa, gạo:

1. “Lúa khô nước cạn ai ơi

Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu​”

2. “Thân em như lúa nếp tơ,

Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu​”

3. “Được mùa lúa, úa mùa cau

Được mùa cau, đau mùa lúa​”

4. “Ăn kĩ no lâu

Cày sâu tốt lúa.”

5. “Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn​”.

6. “Còn gạo không biết ăn dè

Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra”.

7. “Muốn cho lúa nảy bông to,

Cày sâu bừa bĩ phân tro cho nhiều”

Đó là cách soạn lịch sử bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên tham khảo thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, bạn nhé!
 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào