Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo cách soạn lịch sử bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc thuộc chương trình giảng dạy của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống qua bài viết được chia sẻ dưới đây. Từ đó, bạn sẽ có những kiến thức cơ bản nhất về tình hình kinh tế, xã hội nước ta thời điểm bị phương Bắc chiếm giữ.
Phần 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Câu 1a SGK trang 66
Trả lời:
Chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta là:
-
Sát nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời chia thành những đơn vị hành chính bao gồm: châu - quận, huyện.
-
Quan lại được cử đến cai trị chính là người Hán, họ đứng đầu tại các đơn vị hành chính từ cấp huyện trở lên.
-
Bố trí lực lượng quân đồn, xây đắp thành lũy lớn nhằm bảo vệ vẹn toàn chính quyền.
-
Xây dựng và áp dụng những quy định, điều luật hà khắc, đồng thời thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Câu 1b SGK trang 67
Trả lời:
Chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nặng nề, chúng vơ vét mọi thứ của nhân dân ta, bắt người Việt cống nạp mọi thứ quý hiếm để đưa về Trung Quốc.
Câu 1c SGK trang 68
Trả lời:
Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt như:
-
Đưa người Hán sang ở cùng dân Việt.
-
Bắt người Việt phải tuân theo những phong tục và luật pháp của người Hán
-
Tìm mọi cách xóa bỏ đi tập tục lâu đời của người Việt.
Phần 2: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong thời kì Bắc thuộc
Câu 1 SGK trang 69
Trả lời:
Sự biến chuyển về kinh tế:
-
Nghề chính vẫn là trồng lúa nước, Bên cạnh đó còn phát triển trồng cây ăn quả hoa màu và chăn nuôi.
-
Công cụ sản xuất và kỹ thuật đắp đê phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm thủy lợi => tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.
-
Nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
-
Xuất hiện nghề mới: làm giấy, làm thủy tinh.
-
Giao thông thuận lợi, hình thành một số tuyến đường thủy, đường bộ => đẩy mạnh hoạt động buôn bán trong và ngoài nước.
Chuyển biến về xã hội:
-
Có sự biến đổi các tầng lớp trong xã hội.
-
Quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.
-
Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc cũ, có uy tín và vị thế trong xã hội.
-
Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phương Bắc cực kỳ gay gắt => nguyên nhân bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập.
Câu 2 SGK trang 69
Trả lời:
Tầng lớp sẽ làm thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt chính là tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, bởi vì họ là những người có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội, họ cũng có học thức cao rộng và có tiếng nói hơn đối với nhân dân ta. Vì thế, khi họ đứng lên đấu tranh sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân dân.
Phần 3: Luyện tập và vận dụng
Câu 1 SGK trang 69
Trả lời:
Việc đồng hóa dân tộc Việt chính là âm mưu của chính quyền phương Bắc dùng để biến lãnh thổ nước ta thành lãnh thổ Trung Quốc. Trong đó, việc đồng hóa sẽ khiến dân ta không còn giữ trọn gốc rễ cũng như các phong tục tập quán, bản sắc dân tộc riêng. Điều đó khiến người Việt dần quên đi nguồn gốc tổ tiên, học theo phong tục người Hán và thui chột đi ý chí đấu tranh.
Câu 2 SGK trang 69
Trả lời:
Lĩnh vực | Thông tin phản ánh | Suy luận về hậu quả |
Đất đai | Chiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy. | Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ |
Thuế khóa và Cống nạp | - Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề. - Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc | - Khi người Việt bị bóc lột nặng nề sẽ rơi vào tình cảnh đói khổ, bần cùng. - Tài nguyên của nước ta cũng bị vơi cạn dần theo sự khai thác, tàn phá của chúng. |
Thủ công nghiệp | Nắm độc quyền về sắt và muối | - Độc quyền sắt khiến người Việt không thể tạo nên vũ khí đấu tranh chống lại chính quyền phương Bắc. - Độc quyền về muối là âm mưu khiến người Việt bị lệ thuộc và khiến người Việt bị suy giảm trí thông minh, sức khỏe. Không có người tài đứng lên giúp nước. |
Đó là cách soạn lịch sử bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc - bài học thuộc chương trình giảng dạy theo bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm các bài soạn khác tại Cùng Học Vui để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, bạn nhé!