Đăng ký
anh-bia-nguoi-dung
Hoạt động
Dùng dằng nửa ở, nửa về,<br />Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.<br />Trông chừng thấy một văn nhân,<br />Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng.<br />Đề huề lưng túi gió trăng,<br />Sau chân theo một vài thằng con con.<br />Tuyết in sắc ngựa câu giòn,<br />Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.<br />Nẻo xa mới tỏ mặt người,<br />Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tình,<br />Hài văn lần bước dặm xanh,<br />Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.<br />Chàng Vương quen mặt ra chào,<br />Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.<br />Nguyên người quanh quất đâu xa,<br />Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.<br />Nền phú hậu, bậc tài danh,<br />Văn chương nết đất, thông minh tính trời.<br />Phong tư tài mạo tót vời,<br />Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.<br />Chung quanh vẫn đất nước nhà,<br />Với Vương Quan, trước vẫn là đồng thân.<br />Vẫn nghe thơm nức hương lân<br />Một nền Đồng Tước, khoá xuân hai Kiều.<br />Nước non cách mấy buồng thêu,<br />Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng.<br />May thay giải cấu tương phùng,<br />Gặp tuần đố lá, thoả lòng tìm hoa.<br />Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,<br />Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.<br />Người quốc sắc, kẻ thiên tài,<br />Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.<br />Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê,<br />Rốn ngồi chẳng tiện, rút về chỉn khôn’.<br />Bóng tà như giục cơn buồn,<br />Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.<br />Dưới cầu nước chảy trong veo<br />Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.<br />(Trích Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, trang 19 – 22<br />câu 1 : bối cảnh của câu chuyện <br />câu 2:phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau : hài văn lần bước dặm xanh , một vùng như thể cây quỳnh , cành giao