1. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và hệ quả của những quyết định đó. a/ Hoàn cảnh
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
+ phân chia thành qủa chiến thắng giữa các nước thắng trận
- Từ ngày 4 – 11 / 2 / 1945 những người đứng đầu 3 cường quốc ( Liên Xô, Anh và
Mỹ) họp hội nghị ở Ianta ( LX )b/ Nội dung hội nghị
- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.c/ Hệ quả: những qui định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
2. T ổ chức Liên Hợp quốc a / Hoàn cảnh ra đời:
- Đầu năm 1945 các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh
- Tại hội nghị Ianta ( 2/1945 ) đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới.
- Từ 25/4 – 26/6/1945 đại biểu của 50 nước họp ở Xanphơranxixco ( Mĩ ) để thông qua hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945 trong phiên họp đầu tiên tại Luân
Đôn ( Anh ) được coi là ngày chính thức thành lập Liên Hợp Quốc.b/ Mục đích:
- Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết các dân tộc. c/ Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và tự quyết của các dân tộc;
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào;
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình;
- Chung sống hòa bình và nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô ( Nga ), Mĩ, Anh, Pháp,
Trung Quốc.d/ vai trò: là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực, phát triển các mối quan hệ giao lưu giữa các nước thành viên. e/ Các cơ quan chính:
- Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước thành viên mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị cao nhất, chịu trách nhiệm về gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế.
- Ban thư kí: Cơ quan hành chính của Liên Hợp quốc, đứng đầu là tổng thư kí do đại hội đồng bầu ra 5 năm một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an. g/ Những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại
Việt Nam:
- Chương trình lương thực ( PAM )
- Quỹ nhi đồng ( UNICEF )
- Tổ chức lương thực và nông nghiệp ( FAO )
- Chương trình phát triển ( UNDP )
- Tổ chức văn hoá – giáo dục (UNESCO )
- Tổ chức y tế thế giới ( WHO )
- Quỹ tiền tệ ( IMF ) e. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc
- Ngày 20/09/1977: Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc là thành viên thứ 149, đến năm 2006 LHQ có 192 quốc gia thành viên.
- Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng đã bầu Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 (1/1/2008 – 31 / 12 / 2009 ).
Bài 2
3. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa). a) Bối cảnh lịch sử khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh và tổn thất hết sức to lớn: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70. 000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32. 000 xí nghiệp bị tàn phá.
- Các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành chiến tranh lạnh nhằm tiêu diệt
Liên Xô và các nước XHCN.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển. b) Những thành tựu
- Về kinh tế:
+ Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946- 1950) trước thời hạn 9 tháng. Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
+ Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên xô đã thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
+ Về công nghiệp: đến nữa đầu những năm 1970, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ )
+ Về nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 1960 tăng trung bình khoảng 16%/năm.
- Về khoa học- kĩ thuật:
+ Chế tạo thành công bom nguyên tử ( 1949 )
+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
+ Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh
Trái Đất
- Về mặt xã hội: có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí.
+ Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động.
+ Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại học
- Về quân sự
+ Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
+ Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương Tây.
- Về chính trị:
+ Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định.
+ Bên cạnh những thành tựu các nhà lãnh đạo Xô viết mắc phải những thiếu sót, sai lầm chủ quan, nóng vội , …
C) Ý nghĩa
- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ. d / Trong hoàn cảnh Liên bang CHXHCN Xô viết đã tan vỡ như hiện nay, anh ( chị ) có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô trong giai đoạn từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 ?
- Khẳng định những thành tựu đó là có thật
- Không vì sự tan vỡ của Liên Xô hiện nay mà phủ định sạch trơn những thành tựu đó. Bởi vì trong suốt thời gian đó, Liên Xô là thành trì của hoà bình là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới
4. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.a ) Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô
- Tình hình kinh tế- xã hội:
+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đòi hỏi các nước phải có cải cách để thích nghi.
+ Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.
+ Cuối những năm 1970- đầu năm 1980, nền kinh tế Liên Xô ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước ngoài và lạm phát không ngừng tăng lên. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình hình chính trị diễn biến phức tạp.
- Công cuộc cải tổ (1985- 1991).
+ Tháng 3/ 1985, M Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo, đã đưa ra đường lối tiến hành cải tổ. Công cuộc cải tổ được tiến hành trến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Qua 6 năm thực hiện, công cuộc cải tổ ngày càng trục trặc, bế tắc và càng rời xa những nguyên tắc XHCN. Đến tháng 12- 1990, công cuộc cải tổ về kinh tế thật sự thất bại. sự thiết lập quyền lực của Tổng thống và chuyển sang chế độ đa đảng đã thu hẹp và sau đó thủ tiêu chính quyền xô viết. Xã hội lâm vào rối loạn với những xung đột gay gắt giữa các dân tộc và các phe phái trên toàn liên bang.
- Sự tan rã của Liên bang Xô viết:
+ Ngày 19- 8- 1991, mốt số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành đảo chính. Cuộc đảo chính nhanh chóng bị thất bại. 21- 8- 1991
+ Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động 29- 8- 1991
+ Ngày 21- 12- 1991, cộng đồng các quốc gia độc lập SNG được thành lập.
+ 25- 12- 1991, lá cờ búa liềm trên nóc Điện Cremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ XHCN sau 74 năm tồn tại. b) Nguyên nhân chính dẫn đến sụp đổ CNXH ở Liên Xô:
+ Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sự thiếu dân chủ và công bằng.
+ Không bắt kịp bước phát triển của khoa học –kĩ thuật.
+ Sai lầm trong quá trình cải tổ.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
5. Những nét chính về Liên bang Nga từ 1991- 2000
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Về kinh tế: từ 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Giai đoạn 1996 – 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là - 3,6%, năm 2000 là 9%).
- Về chính trị:
+ Tháng 12/ 1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế
Tổng thống Liên bang.
+ Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc- ni- a.
- Về đối ngoại: Một mặt thân phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á.
* Từ năm 2000, tình hình nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu …