Nguyên nhân của sự phân hóa đó?
a. Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số vùng:
* Bắc bộ: CN tập trung cao nhất ở ĐB sông Hồng và vùng phụ cận
- Nhiều trung tâm lớn với các hướng chuyên môn hóa khác nhau, lan tỏa theo các tuyến giao thông quan trọng. Từ Hà Nội đi các hướng:
+ Hải Phòng - Hạ Long: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
+ Đáp Cầu - Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học
+ Đông Anh - Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim
+ Việt Trì - Lâm Thao: hóa chất, giấy
+ Hòa Bình - Sơn La: thủy điện
+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa: dệt, may, vật liệu xây dựng, điện
* Nam bộ: hình thành 1 dải công nghiệp
- Nổi lên một số trung tâm lớn: tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu
Một.
- Hướng chuyên môn hóa rất đa dạng, trong đó có một số ngành CN non trẻ, phát triển mạnh như dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí
* Dọc Duyên hải miền Trung có một vài trung tâm vừa, nhỏ: Đà Nẵng, Vinh, Quy
Nhơn, Nha Trang…
* Những khu vực còn lại CN phát triển chậm, phân tán, rời rạc
b. Nguyên nhân:
Sự phân hóa lãnh thổ CN là kết quả của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, TNTN, lực lượng lao động có trình độ, cơ sở hạ tầng.
- Các vùng có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nên CN phát triển, phân bố tập trung như
ĐNB là vùng dẫn đầu chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất CN, sau là ĐB sông Hồng và
ĐB sông Cửu Long
- Miền núi và Tây Nguyên giàu TNTN nhưng thiếu cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động có tay nghề, nên CN chậm phát triển