Đăng ký
Phạm Ngọc Thức
4 năm trước
cate-img Lịch sử Lớp 6

. Sự thành lập Liên hiệp quốc

nguyễn thị thu ...
4 năm trước
1. Sự thành lập:
- Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới.
- Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích:
Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc nêu rõ: Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
- Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và
Trung Quốc)
4. Các cơ quan của Liên hợp quốc
Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế.
5. Vai trò của Liên hợp quốc
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; có nhiều cố gắng trong việc giải trừ chủ nghĩa thực dân.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục… Liên hợp quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo…
- Tuy nhiên, bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế, không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được việc Mĩ gây chiến tranh ở I- rắc…
- Để thực hiện tốt vai trò của mình, Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ chức này.
- Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc.

Giải đáp thắc mắc ngay!