a. Nguyên nhân và mục đích:
Sau CTTG thứ nhất Pháp tuy là 1 nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.
Để bù đắp những thiệt hại to lớn đó,Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Đông Dương. b. Những biến đổi về kinh tế:
Đây là cuộc khai thác triệt để với quy mô to lớn nhằm mục đích vơ vét bóc lột càng nhiều càng tốt,làm kinh tế có những biến đổi mạnh mẽ.
- Tư bản Pháp đầu tư mạnh vào hai ngành nông nghiệp và khai thác mỏ.
+ Trong nông nghiệp: chú trọng vào việc khai thác cao su. Nhiều công ty cao su lớn ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Misơlanh với số vốn tăng gấp mười lần.
+ Trong khai mỏ: chú trọng vào việc khai thác than đá. Pháp đã lập thêm một số công ty mới như công ty than Hạ Long, Đồng Đăng.
- Các ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, giao thông vận tải đều phát triển để phục vụ đắc lực cho việc khai thác.
- Chính sách thuế khóa nặng nề. Để độc chiếm Đông Dương thực dân Pháp đã ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào các hàng hóa nhập vào từ nước ngoài (Nhật, Trung Quốc), do đó hàng hóa Pháp tràn ngập thị trường Đông Dương.
- Pháp độc quyền phát hành giấy bạc và nắm tất cả các ngành kinh tế Đông Dương.
Tóm lại ,với cuộc khai thác lần 2, TDP đã du nhập vào VN quan hệ sản xuất TBCN trong một chừng mực nhất định, dưới hình thức hỗn hợp, xen kẽ với QHSX phong kiến làm cho nền kinh tế VN có phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp. c. Những biến đổi về xã hội:
- Xã hội VN phân hóa sâu sắc: bên cạnh giai cấp cũ (như địa chủ, nông dân), đã xuất hiện những tầng lớp mới (như tư sản, tiểu tư sản, công nhân).
- Những tầng lớp trên có lợi ích riêng khác nhau nên thái độ chính trị cũng khác nhau và khả năng cách mạng khác nhau.