Chiến tranh lạnh là gì? Phân tích những ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á.<div style="position: relative; width: 515px; height: 589px"><div style="width:461px; height:14px; position: absolute;top :0px;left:0px; font-size: 10.0px; line-height: 13.2890625px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> NỘI DUNG</div><div style="width:58px; height:14px; position: absolute;top :0px;left:462px; font-size: 10.0px; line-height: 13.2890625px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> ĐIỂM</div><div style="width:461px; height:580px; position: absolute;top :14px;left:0px; font-size: 10.0px; line-height: 13.2890625px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> -Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa-tư tưởng ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường quốc. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nữa thế kỷ của chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng với nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực. Ở Châu Á, ảnh hưởng của chiến tranh lạnh thể hiện qua các cuộc chiến tranh ở Đông Bắc Á và Đông Nam
Á. -Ở Đông Bắc Á: diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên.+Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận giữa các nước Đồng minh thì quân đội
Liên Xô chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên, quân Mĩ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến phân chia tạm thời.+Đến cuối 1948, ở Triều Tiên có hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc và Đại Hàn dân quốc ở phía Nam được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.+Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Bắc Triều Tiên được Trung Quốc viện trợ, Nam Triều Tiên được Mĩ viện trợ.+Sau hơn ba năm chiến tranh, hai bên tổn thất nặng. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được ký giữa Trung Quốc- CHDCND Triều Tiên với Mĩ- Hàn Quốc. Theo đó vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe và không phân thắng- bại. -Ở Đông Nam Á: diễn ra hai cuộc chiến tranh tiêu biểu.*Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp:+Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương. Cuộc chiến bùng nổ từ Sài Gòn (9/1945) rồi lan rộng trên toàn
Đông Dương. Nhân dân ba nước Đông Dương đã tiến hành kháng chiến chống Pháp.+Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), cuộc kháng chiến của Việt Nam có điều kiện liên lạc và nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN.+Từ 1950, Mĩ viện trợ cho Pháp và ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của hai phe.+Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (21/7/1954), buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu sự thắng lợi của nhân dân ba nước
Đông Dương nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.*Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ:+Sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhanh chóng hất cẳng Pháp lập nên chính quyền Ngô Đình
Diệm thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ.+Âm mưu của Mĩ đã vấp phải cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân Việt Nam.
Mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam đều bị phá sản. Chiến tranh Việt
Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.</div><div style="width:58px; height:580px; position: absolute;top :14px;left:462px; font-size: 10.0px; line-height: 13.2890625px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5</div></div>
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009.