Đăng ký
Park Woojin
4 năm trước
cate-img Địa lý Lớp 12

Tại sao khai thác và chế biến lâm sản,cần đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng ởTN

admod
4 năm trước
* Ý nghĩa của việc đảy mạnh phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên.
- Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên. Tây Nguyên là "kho vàng xanh" của cả nước. DT rừng (3 tr ha=29%DT rừng cả nước)lớn nhất cả nước. Vào thập kỉ
90 đến TK XXRừng che phủ 60% DTlãnh thổ, rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lựơng gỗ có thể khai thác của cả nứơc.
- Rừng Tây Nguyên có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế ( cẩm lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến)…
- Rừng Tây Nguyên cũng là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm
(voi,bò tót ,gấu.. )
- RừngTNguyên còn có vai trò cân bằng sinh thái,bảo vệ nguồn nước ngầm,chống xói mòn cho đất và cả vùng đồng bằng.
* Hiện trạng khai thác và chế biến lâm sản
- Tài nguyên rừng đang ngày càng suy giảm
+ Cuối thập kỉ 80 - 90 sản lượng gỗ khai thác trung bình từ 600 - 700 nghìn m 3 /năm,
+ Nay chỉ còn 200- 300 nghìn m 3/năm
- Nguyên nhân: + Khai thác bừa bãi làm giảm sút trữ lượng các loại gỗ.
+ Nạn phá rừng gia tăng làm giảm nhanh chóng lớp phủ rừng. + Cháy rừng.
- Hậu quả: Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh. Trữ lượng gỗ quý cũng ít dần, đe doạ môi trường sống của các loài động vật quý hiếm. Mực nước ngầm tiếp tục hạ thấp về mùa khô.
*Biện pháp: Ngăn chặn nạn phá rừng. Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi,trồng mới rừng. Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Tận dụng gỗ cành và ngọn.

Giải đáp thắc mắc ngay!