Đăng ký
phuong anh
4 năm trước
cate-img Lịch sử Lớp 12

63. Phong trào “Đồng khởi” (1959- 1960).

Hoàng Thiên Anh
4 năm trước
a. Nguyên nhân:
- 1957- 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành chính sách “ Tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.
- Tháng 1/1959, hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 xác định: Cách mạng Miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-
Diệ. Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân bằng lực lượng vũ trang. b. Diễn biến:
- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái ( 2/1959),
Trà Bồng (8- 1959)…, sau đó lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “ Đồng Khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17/1/1960, Đồng Khởi nổ ra ở 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh
( huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan ra các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú,
Châu Thành…)
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia lại cho dân nghèo.
- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Cuối năm 1960 làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên, 904/3829 thôn ở Trung Trung Bộ. c. Ý nghĩa:
* Đối với Mỹ- Diệm:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
* Về phía ta:
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Từ giữ gìn lực lượng sang tiến công.
- Từ khí thế đó, 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ- Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản d/ Taïi sao noùi thaéng lôïi cuûa phong traøo “Ñoàng Khôûiû” ñaõ ñaùnh daáu böôùc phaùt trieån nhaûy voït cuûa caùch maïng mieàn Nam ?
- Ñaõ laøm lung lay taän goác cheá ñoä Mó – Dieäm ôû mieàn
Nam.
- Laøm cho löïc löôïng vuõ trang caùch maïng mieàn Nam xuaát hieän. Hai löïc löôïng chính trò vaø löc löôïng vuõ trang ñeàu lôùn maïnh.
- Vuøng giaûi phoùng ôû mieàn Nam nöôùc ta ra ñôøi.
- Caùch maïng mieàn Nam ñi töø theá giöõ gìn, baûo veä löc löôïng vaø cô sôû caùch maïng sang thôøi kì tieán coâng ñeå ñaùnh ñoå cheá ñoä thoáng trò cuûa Mó – Dieäm, giaûi phoùng mieàn Nam hoaøn thaønh cuoäc caùch maïng daân toäc daân chuû nhaân daân trong caû nöôùc.
64. Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960). a. Hoàn cảnh:
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam, Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao
Động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội. b. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền.
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.
+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.
+ Cách mạng hai miền: Có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
+ Thảo luận báo cáo chính trị, báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
+ Thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961- 1965) xây dưngh CNXH ở miền
Bắc.
+ Bầu BCH Trung Ương Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước và Lê Duẩn làm
Tổng Bí Thư.
* Ý nghĩa: Là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
65. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - nguỵ như thế nào?
1/ Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ ( 1961 – 1965) a. Hoàn cảnh: Cuối năm 1960, sau phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “chiến tranh đặc biệt”( 1960- 1965) ở miền Nam Việt nam. b. Âm mưu:
- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- Âm mưu cơ bản: “ dùng người Việt đánh người Việt” c. Thủ đoạn:
- Đề ra kế hoạch Staley- Taylor, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài
Gòn.
- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
- Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.
- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
2/ Quân và dân ta đã chống chiến lược ciến tranh đặc biệt của Mỹ- ngụy:
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1 / 1961, Trung ương cục miền Nam ra đời; tháng 2 / 1961, Quân giải phóng miền Nam thành lập.
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam VN và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược ( rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị ) , bằng 3 mũi giáp công ( chính trị, quân sự, binh vận).
- Đánh bạy kế hoạch Staley- Taylor (1961- 1963): bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
- 1961- 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
- Đấu tranh và phá Ấp chiến lược: diễn ra gây go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá ấp chiến lược đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.
- Đấu tranh quân sự:
Ngày 2- 1- 1963, quân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc ( Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 Mỹ- ngụy Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy với phương tiện chiến tranh hiện đại.
- Đấu tranh chính trị:
Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là cuộc đấu tranh của đội quân tóc dài, của các tín đồ phật giáo…
→ Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm
- Ngày 1. 11. 1963, Mỹ giật dây cho các tướng lĩnh Sài Gòn đảo chính lật đổ Ngô Đình
Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Đánh bại kế hoạch Johnson- Mac Namara: Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm ( 1964- 1965)
- Đánh phá Ấp chiến lược: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt.
- Đánh về quân sự: Đông- xuân 1964- 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (2- 12- 1964), loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến , đánh bại chiến lược “ Trực thăng vận” và “thiết xa vận”
- Sau đó, ta tiếp tục ta giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng xoài…→ Làm pha sản cơ bản chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
* Ý nghĩa:
- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.
- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “ chiến tranh cục bộ”( tức thừa nhận sự thất bại của chiến tranh đặc biệt)
- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của quân Giải phóng miền Nam.

Giải đáp thắc mắc ngay!