1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
- Điều kiện tự nhiên ở lưu vực các sông lớn:
+ Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, mềm, nước tưới đầy đủ
+ Khó khăn: việc làm thủy lợi, trị thủy
=> Đòi hỏi: mọi người phải liên kết, gắn bó nhau trong tổ chức công xã
- Sự phát triển kinh tế:
+ Các ngành kinh tế: nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có chăn nuôi và thủ công nghiệp
+ Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa, xã hội phân hóa giai cấp ngay từ khi chưa có đồ sắt.
=> Đó là cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
Năm học 2011 - 2012
- Quá trình hình thành nhà nước:
+ Xã hội nguyên thủy tan rã, các công xã hình thành.
+ Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các công xã liên kết thành các liên minh công xã, rồi thành nhà nước.
- Thời gian: từ thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III TCN:
+ Ai Cập: khoảng 3200 năm TCN
+ Lưỡng Hà: khoảng thiên niên kỉ IV TCN
+ Ấn Độ: khoảng thiên niên kỷ III TCN
+ Trung Quốc: khoảng thế kỉ XXI TCN.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
- Quý tộc:
+ Gồm vua, quan lại, tăng lữ
+ Địa vị: Là giai cấp bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.
- Nông dân công xã:
+ Số lượng: đông đảo nhất
+ Có vai trò to lớn trong sản xuất, nhận ruộng đất canh tác, nộp thuế và lao dịch cho quý tộc.
- Nô lệ:
+ Số lượng không nhiều, xuất thân là tù binh, thành viên công xã mắc nợ.
+ Công việc phục vụ, hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại:
- Người đứng đầu: vua
+ Có quyền lực tối cao
+ Có nhiều tên gọi khác nhau: Pharaôn (Ai Cập), Enxi (Lưỡng Hà), Thiên tử (Trung
Quốc)
- Giúp việc cho vualà bộ máy hành chính quan liêu:
+ Gồm toàn quý tộc
+ Chức năng: thu thuế, trông coi việc xây dựng các công trình công cộng, chỉ huy quân đội.
5. Văn hoá cổ đại phương Đông: a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học:
- Ra đời sớm, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Những tri thức đầu tiên về thiên văn: biết chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng
- Nông lịch: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng.
- Đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời, tính được mỗi ngày có 24 giờ. b. Chữ viết:
- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra.
- Thời gian xuất hiện: khoảng thiên niên kỷ IV TCN.
- Đầu tiên là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý.
- Nguyên liệu để viết: giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.
- Ý nghĩa: đây là một phát minh lớn của loài người. c. Toán học:
- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu tính toán ruộng đất, tính toán trong xây dựng…
- Thành tựu:
+ Người Ai Cập: giỏi về hình học, tính được diện tích hình tròn, tam giác,… tính được π =3,16
+ Người Lưỡng Hà: giỏi về số học, biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+ Người Ấn Độ: phát minh số 0, hệ đếm thập phân.
- Ý nghĩa: để lại nhiều kinh nghiệm quí, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau. d. Kiến trúc:
Năm học 2011 - 2012
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu:
+ Ở Ai Cập: Kim tự tháp
+ Ở Lưỡng Hà: vườn treo Babilon
+ Ở Ấn Độ: những khu đền tháp
- Giá trị: là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.