1) Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Sự thành lập:
+ Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Đảng là tổ chức Nam Đồng thư xã - tổ chức của một nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt.
+ Dưới tác động của phong trào yêu nước, dân chủ và cách mạng từ Trung Quốc (chủ nghĩa Tam Dân) thì Việt nam Quốc dân đảng đã ra đời (25/12/1927).
- Lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
- Thành phần: Chủ yếu là tiểu tư sản và nhiều thành phần phức tạp khác.
- Tổ chức: Chưa thành hệ thống, có ít cơ sở trong quần chúng. Kết nạp thiếu thận trọng và tổ chức lỏng lẻo.
- Mục tiêu phương pháp: Đánh đuổi đế quốc phong kiến, thiết lập dân quyền bằng đánh bom, ám sát rất manh động.
- Địa bàn hoạt động chính: Chủ yếu ở Bắc Kỳ.
2) Cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Bối cảnh: Ngày 9/2/1929 tên trùm mộ phu Badanh bị giết chết. Thực dân Pháp đã khủng bố, bắt bớ làm cho phong trào tổn thất lớn. Việt Nam quốc dân Đảng có tới 1000
Đảng viên bị bắt. Vì vậy, bộ phận còn lại của tổ chức này quyết định làm một cuộc bạo động “không thành công thì cũng thành nhân”.
- Những nét chính:
+ Khởi nghĩa nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái. Sau đó lan rộng ra Phú Thọ, Hải Dương,
Thái Bình, Hà Nội.
+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa cũng tiêu hao được một lực lượng nhỏ của địch song sau đó đã bị Pháp phản công và tiêu diệt.
+ Tại các nơi khác, Pháp cũng chiếm lại nhanh chóng. Khởi nghĩaYên Bái bị đàn áp đẫm máu và thất bại.
- Nguyên nhân thất bại: do khuynh hướng tư sản không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hơn nữa, lúc này lực lượng của quân Pháp còn rất mạnh so với quân khởi nghĩa.
- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Yên Bái nêu cao tấm gương về tinh thần quả cảm và cổ vũ tinh thần cách mạng của nhân dân ta.