Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 Trường THP...
- Câu 1 : Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?
A. Tướng quân.
B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.
D. Quý tộc tư sản hoá.
- Câu 2 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất phi nghĩa vì
A. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế.
B. gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.
C. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
D. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
- Câu 3 : Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 4 : Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
A. nhà nước Xô Viết nắm độc quyền kinh tế về mọi mặt.
B. nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
D. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
- Câu 5 : Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm quyền.
C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
D. Tầng lớp quý tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
- Câu 6 : Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
B. tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
C. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
- Câu 7 : Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.
B. cuộc Duy Tân Mậu Tuất.
C. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
D. cách mạng Tân Hợi 1911.
- Câu 8 : Trước sự đe dọa xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
C. Phát triển kinh tế trong nước.
D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
- Câu 9 : Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như thế nào?
A. Mới hình thành.
B. Bước đầu phát triển.
C. Phát triển thịnh đạt.
D. Khủng hoảng triền miên.
- Câu 10 : Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp.
B. Sự hình thành phe liên minh.
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu.
- Câu 11 : Đâu là duyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
B. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập
- Câu 12 : Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
A. thực dân phương Tây.
B. thực dân Âu – Mĩ.
C. thực dân Anh.
D. thực dân Pháp
- Câu 13 : Khẩu hiệu “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” nhằm độc chiếm khu vực Mĩ Latinh giàu có là của nước nào?
A. Achentina.
B. Ca-na-đa.
C. Bra-xin.
D. Mĩ.
- Câu 14 : Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-lip-pin
C. Xiêm
D. Việt Nam
- Câu 15 : Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là
A. chính quyền Mãn Thanh nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt.
B. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản trung Quốc.
C. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
D. chính quyền Mãn Thanh tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế.
- Câu 16 : Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ La-tinh là
A. biến các nước Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.
B. hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng phát triển kinh tế.
C. biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
D. tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển.
- Câu 17 : “NEP” là cụm từ viết tắt của
A. Chính sách kinh tế mới.
B. Các kế hoạch 5 năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941.
C. Chính sách cộng sản thời chiến.
D. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
- Câu 18 : Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) vì
A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
C. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
D. Mĩ muốn lợi dung chiến tranh để buôn bán vũ khí.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại