- Di truyền học chọn giống số 3
- Câu 1 : Mô tả nào dưới đây về plasmit là không đúng ?
A Có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể
B Có cấu trúc là một phân tử ADN dạng vòng, gồm khoảng 8.000 đến 200.000 cặp nuclêôtít
C Mỗi tế bào vi khuẩn có thể chứa từ vài đến vài chục plasmit
D Là những cấu trúc di truyền, nằm trong nhân của vi khuẩn
- Câu 2 : Plasmit chứa một phân tử ADN
A mạch kép, dạng vòng, nằm trong tế bào chất của vi khuẩn
B mạch đơn, dạng vòng, nằm trong vùng nhân của vi khuẩn
C mạch kép, dạng vòng, kết hợp với prôtêin histon
D mạch đơn, dạng vòng, không kết hợp với prôtêin histon
- Câu 3 : Điều nào sau đây là không thuộc của plasmit ?
A Chứa ADN dạng vòng, mạch đơn
B Tự nhân đôi độc lập với ADN NST
C Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn
D Có thể dùng làm thể truyền gen.
- Câu 4 : Các tế bào vi khuẩn thuộc cùng một loại nhưng lại có số lượng plasmit khác nhau là do
A plasmit có khả năng nhân đôi độc lập so với ADN NST
B phụ thuộc vào trọng lượng phân tử của plasmit
C plasmit có cấu trúc vòng
D plasmit thường nhỏ hơn NST.
- Câu 5 : Kỹ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng một thể truyền được gọi là
A kỹ thuật chuyển gen
B liệu pháp gen
C kỹ thuật di truyền
D kỹ thuật biến đổi gen
- Câu 6 : Trình tự thao tác trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit là
A phân lập ADN → chuyển ADN vào tế bào nhận → tạo ADN tái tổ hợp
B phân lập ADN → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
C tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
D tạo ADN tái tổ hợp → tách dòng ADN → chuyển ADN đã tách dòng vào tế bào nhận
- Câu 7 : Trong kĩ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp là
A đoạn ADN của tế bào cho gắn vào ADN của tế bào nhận
B phân tử ADN của thể truyền có mang đoạn ADN của tế bào cho
C đoạn ADN của tế bào cho nằm trong đoạn plasmit
D đoạn ADN của tế bào cho nằm trong tế bào nhận
- Câu 8 : Trong kĩ thuật chuyển gen, để có thể tách các gen mã hoá cho những protein nhất định, các enzyme cắt phải có tính năng:
A Nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hoá trị
B Lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung
C Thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN
D Nhận ra và cắt đứt ADN ở những nucleotit xác định.
- Câu 9 : Khâu nào sau đây không phải của kĩ thuật chuyển gen?
A Nối đoạn ADN của tế bào cho với ADN thể truyền
B Gây đột biến ADN thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp
C Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D Phân lập ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit của vi khuẩn.
- Câu 10 : Khâu cuối cùng trong qui trình chuyển gen bằng plasmit là
A tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào
B tạo ADN tái tổ hợp
C tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
D chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
- Câu 11 : Enzim ligaza được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen nhờ có chức năng
A nhận biết và cắt đứt phân tử ADN ở những điểm xác định
B nối các đoạn ADN nhỏ thành ADN lớn
C giúp ADN plasmit nhân đôi độc lập với ADN NST
D cắt đứt phân tử ADN thành những đoạn nhỏ.
- Câu 12 : Enzim restrictaza được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen nhờ có chức năng
A cắt đứt phân tử ADN của tế bào cho
B nhận biết và cắt đứt phân tử ADN ở những điểm xác định
C nối các đoạn ADN nhỏ thành ADN lớn
D giúp ADN plasmit nhân đôi độc lập với ADN NST.
- Câu 13 : Trong công nghệ gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp là
A ADN tái tổ hợp
B vi khuẩn E.Coli.
C xạ khuẩn
D thể thực khuẩn
- Câu 14 : Kĩ thuật chuyển gen đã tạo nên cuộc cách mạng trong việc sử dụng nguồn gen vì
A chuyển được gen quí của sinh vật hoang dại vào vật nuôi cây trồng
B chuyển được các gen quí của động vật vào thực vật và ngược lại
C có thể sử dụng bất kì một gen tốt nào ở sinh vật cho nhu cầu của con người
D chọn được các gen tốt ở chính vật nuôi cây trồng.
- Câu 15 : Sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.Coli, chúng được nhân lên rất nhanh nhờ xúc tác của enzym
A ligaza
B ARN Polymeraza
C restrictara
D ADN Polymeraza
- Câu 16 : Nguyên nhân chính phải chuyển các gen tổng hợp các chất kháng sinh từ xạ khuẩn vào một số chủng vi khuẩn để tổng hợp kháng sinh là do
A xạ khuẩn khó nuôi cấy
B các xạ khuẩn sinh sản chậm
C vi khuẩn dễ tìm trong tự nhiên
D vi khuẩn không sinh ra các độc tố.
- Câu 17 : Việc sản xuất chất kháng sinh trên qui mô công nghiệp với giá thành rẻ được thực hiện nhờ
A chiết xuất kháng sinh từ nhóm xạ khuẩn
B chuyển gen sản xuất kháng sinh từ bò qua vi khuẩn sinh sản nhanh
C chuyển gen sản xuất kháng sinh từ xạ khuẩn qua vi khuẩn sinh sản nhanh
D chiết xuất kháng sinh từ một nhóm thực vật.
- Câu 18 : Thành tựu nào sau đây không thuộc của công nghệ gen ?
A Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người
B Hoocmon sinh trưởng của bò đã được sản xuất theo công nghệ sinh học
C Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
D Một giống khoai tây đã mang gen chống được một số chủng virut.
- Câu 19 : Một trong các ứng dụng của công nghệ gen trong thực tiễn sản xuất là
A Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho công tác chọn giống
B Chuyển gen giữa các nhiễm sắc thể khác nhau
C Tạo các chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất các sản phẩm sinh học ở quy mô công nghiệp
D Tạo sinh khối vi sinh vật trên qui mô công nghiệp
- Câu 20 : Hãy chọn để điền vào cho đúng nội dung sau: Trong lai tế bào, khi nuôi hai dòng tế bào ….. trong cùng một môi trường, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành ….. chứa bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc.
A sinh dưỡng khác loài - tế bào lai
B sinh dục - tế bào thai
C sinh dưỡng - hợp tử
D sinh dục - hợp tử.
- Câu 21 : Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là
A lai tế bào sinh dưỡng
B lai khác dòng
C lai khác thứ
D lai khác loài
- Câu 22 : Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng khác loài so với lai hữu tính là
A tạo được ưu thế lai đồng đều hơn các phép lai hữu tính
B tạo ra cơ thể lai mang các đặc điểm tốt nhất của cả hai loài bố mẹ
C tổ hợp được thông tin di truyền giữa 2 loài bố mẹ rất xa nhau trong hệ thống phân loại
D tổ hợp được 2 bộ NST 2n của 2 loài mà không qua đa bội hóa như lai hữu tính
- Câu 23 : Triển vọng của phương pháp lai tế bào là có thể
A tạo ra những cơ thể có khả năng sinh sản hơn hẳn bố mẹ
B tạo ra những cơ thể lai từ nguồn gen rất khác xa nhau
C cải tiến giống có xu hướng thoái hoá
D tạo những cơ thể có sức sống vượt trội so với bố mẹ
- Câu 24 : Trong lai tế bào, tế bào trần là
A tế bào sinh dưỡng chỉ còn tế bào chất và nhân tế bào
B tế bào sinh dưỡng đã được xử lý hoá chất làm tan thành tế bào
C tế bào sinh dục tự do được tách ra khỏi cơ quan sinh dục
D tế bào sinh dưỡng tự do được tách ra khỏi mô sinh dưỡng
- Câu 25 : Nội dung không đúng khi nói đến thành tựu nổi bật của phương pháp lai tế bào là
A Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai
B Tạo loài mới từ các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại, mà lai hữu tính không thực hiện được
C Tìm được virut Xenđê tác động lên màng tế bào như một chất kết dính
D Tìm được phương pháp này nhờ vào sự hiểu biết tế bào sinh dục.
- Câu 26 : Điều nào sau đây là sai đối với phương pháp cấy truyền phôi ?
A Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu
B Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi
C Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người
D Chuyển nhân của một tế sinh dưỡng vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
- Câu 27 : Để tạo ra các dòng thuần chủng, người ta thường dùng phương pháp
A tự thụ phấn, nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa
B nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô tạo mô sẹo, dung hợp tế bào trần
C dung hợp tế bào trần, cấy truyền phôi
D cấy truyền phôi, nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa, nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô.
- Câu 28 : Kĩ thuật nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt là
A nuôi cấy hạt phấn
B nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo
C dung hợp tế bào trần
D nuôi cấy hạt phấn và dung hợp tế bào trần
- Câu 29 : Plasmit là gì ?
A 1 bào quan có mặt trong tế bào chất của tế bào
B 1 phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi độc lập
C 1 cấu trúc di truyền trong ti thể và lạp thể
D 1 cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen