- Lí thuyết di truyền liên kết hoán vị gen
- Câu 1 : Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện:
A Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt.F1 được toàn mình xám, cánh dài, cho các ruồi F1 giao phối
B Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt.F1 được toàn mình xám, cánh dài, lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái đồng hợp lặn kiểu hình mình đen, cánh cụt
C Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt.F1 được toàn mình xám, cánh dài, lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực đồng hợp lặn kiểu hình mình đen, cánh cụt
D Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt.F1 được toàn mình xám, cánh dài, cho các ruồi F1 lần lượt giao phối với ruồi bố mẹ
- Câu 2 : Trong thí nghiệm của Moocgan, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài lai với mình đen, cánh cụt ở F1 thu được toàn mình xám, cánh dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt, dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt. Với kết quả F1 chứng tỏ
A Ruồi đực F1 mang kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen
B Tính trạng mình xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với mình đen, cánh cụt
C Các gen chi phối các tính trạng cùng nằm trên một NST
D A và B đúng
- Câu 3 : Trong thí nghiệm của Moocgan, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài lai với mình đen, cánh cụt ở F1 thu được toàn mình xám, cánh dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt, dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt. Kết quả lai phân tích thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình 50% xám,dài: 50% đen, cụt
A Tính trạng mình đen luôn đi đôi với cánh cụt, mình xám luôn đi đôi với cánh dài
B Ruồi đực F1 hợp tử về hai cặp gen đã chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
C Các gen chi phối hai tính trạng trên đã liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình di truỳên
D Tất cả đều đúng
- Câu 4 : Ở ruồi giấm hiện tương trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra ở
A Cơ thể cái mà không xảy ở cơ thể đực
B Cơ thể đực mà ở cơ thể cái
C Cơ thể đực và cơ thể cái
D ở một trong hai giới
- Câu 5 : Tại sao ở ruồi giấm đực không xảy ra hiện tượng trao đôỉ chéo giữa các crômatit của căp NST tương đồng trong giảm phân nhưng quá trình tạo giao tử vẫn xảy ra bình thường?
A Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra bình thường ở kì sau của quá trình giảm phân I
B Do quá trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng ở kì đầu của quá trình giảm phân I
C Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra ở kì đầu của quá trình giảm phân I
D Do qúa trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra bình thường ở kì đầu của quá trình giảm phân I
- Câu 6 : Moocgan đã phát hiện hiện tượng hoán vị gen bằng cách lai giữa các ruồi thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản mình xám, mình đen và cánh dài,cánh cụt và sau đó :
A Phân tích kết quả lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp tử
B Tiến hành cho F1 tạp giao rồi phân tích kết quả lai
C Phân tích kết quả lai phân tích ruồi giấm cái F1 dị hợp tử
D Quan sát thấy hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST kép tương đồng trong giảm phân
- Câu 7 : Hiện tương hoán vị gen có đặc điểm gì :
A Các gen trong nhóm liên kết di truyền đồng thời với nhau trong quá trình phân bào hình thnahf nhóm liên kết
B Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử hai gen tương ứng trên một cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau
C Khoảng các giưa hai gen trên NST càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao
D Cả B và C đúng
- Câu 8 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập
A Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do
B Làm xuất hiện biến dị tổ hợp
C Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
D Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng
- Câu 9 : Điều khẳng định dưới đây về liên kết gen và hoán vị gen là đúng ?
A Cả hiện tương liên kết gen và hoán vị gen đều có lợi cho các loài vì các đặc tính của loài cần duy trì ổn định nhưng cũng cần có khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi
B Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp nên không có lợi cho loài trong quá trình tiến hóa
C Hoán vị gen phá vỡ nhóm liên kết có lợi do vậy sẽ không có lợi cho sự tồn tại của loài
D Chỉ có liên kết gen mới có lợi vì nó duy trì những đặc điểm có lợi cho loài
- Câu 10 : Cách tính tần số hoán vị gen bằng cách lấy tổng tần số kiểu hình của các cá thể khác bố mẹ chia tổng số cá thể trong kết quả lai phân tích cá thể dị hợp tử 2 cặp gen liên kết để tính toán hoán vị gen chỉ đúng khi :
A Cá thể dị hợp tử đem lai có kiểu gen với các gen trội không alen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng
B Cá thể dị hợp tử đem lại có kiểu gen với các gen trội không alen nằm trên 2 NST khác nhau của cặp tương đồng
C Cá thể đem lai phân tích phải dị hợp tử về 2 căp gen
D Cách tính trên không đúng
- Câu 11 : Hoán vị gen có hiệu quả đối với với kiểu gen nào :
A Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
B Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
C Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về 1 cặp gen.
D Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về 2 cặp gen
- Câu 12 : Khoảng cách tương đối giữa các gen trong nhóm gen liên kết được thiết lập trên bản đồ di truyền được thực hiện dựa vào:
A Tần số của các tổ hợp gen mới đựợc tạo thành trong quá trình phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân
B Tần số cuả các tổ hợp kiểu hình khác nhau bố mẹ trong quá trình để đánh hiện tượng trao đổi chéo trong giảm phân
C Tần số hoán vị gen qua quá trình trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng trong giảm phân
D Các thay đổi trên cấu trúc của NST trong các trường hợp đột biến chuyển đoạn
- Câu 13 : Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên một NST, việc tính tần số hoán vị gen được thực hiện bằng cách
A tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị
B tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị và một kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị
C tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị
D tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn
- Câu 14 : Bản đồ di truyền là gì?
A Sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm gen liên kết
B Sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của mỗi gen trong tế bào
C Sơ đồ sắp xếp vị trí chính xác của mỗi gen trong nhóm gen liên kết
D Sơ đồ sắp xếp vị trí chính xác của mỗi gen trong tế bào
- Câu 15 : ở ruồi giấm A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp , F2 thu được 41% mình xám, cánh cụt; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen cánh cụt. Kiểu gen của ruồi cái F1 và tần số hoán vị gen f sẽ là:
A \(\frac{{AB}}{{ab}}\), f = 18%
B \(\frac{{Ab}}{{aB}}\), f = 18%
C \(\frac{{AB}}{{ab}}\), f = 9%
D \(\frac{{Ab}}{{aB}}\), f= 9%
- Câu 16 : Trong thí nghiệm của Moocgan, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài lai với mình đen, cánh cụt ở F1 thu được toàn mình xám, cánh dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt, dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt. Kết quả lai phân tích thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình 50% xám,dài: 50% đen, cụtVới kết quả Fb chứng tỏ
A Tính trạng mình đen luôn đi đôi với cánh cụt, mình xám luôn đi đôi với cánh dài
B Ruồi đực F1 hợp tử về hai cặp gen đã chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
C Các gen chi phối hai tính trạng trên đã liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình di truỳên
D Tất cả đều đúng
- Câu 17 : Tần số hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì
A các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
B các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
C chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
D hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen